Dứa - loại cây “tưởng dễ” nhưng canh tác không hề đơn giản

Dứa là cây “ăn đá, nhả vàng”, là loại cây không kén đất, có thể trồng ở đất bạc màu, đồi dốc, đất sỏi đá ở miền Bắc, miền Trung, hay đất phèn nhẹ ở đồng bằng sông Cửu Long. Song do bộ rễ của dứa phát triển yếu và phân bố tập trung ở tầng đất mặt, nên yêu cầu đất phải thoát nước, tơi xốp, thoáng khí, độ chua thích hợp pH: 4,5 - 5,5.

Như vậy đất xấu nhất cũng có thể trồng được dứa, miễn là được cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng; ngoài các nguyên tố đa lượng (đạm, lân, kali), cây dứa còn có nhu cầu rất lớn đối với một số nguyên tố trung và vi lượng, cụ thể canxi, magiê, si líc, bo…

Ở miền Bắc, nơi sản xuất dứa với diện tích lớn, vùng sản xuất tập trung dứa thương phẩm là các Nông trường Đồng Giao (Ninh Bình), nông trường Thống nhất (Thanh hóa) và các huyện lân cận.

Kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng gần đây cho thấy, đất trồng dứa tại thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, Thanh Hóa có độ pH rất thấp, từ 4-4,5, nghèo mùn (dưới 2%) đặc biệt đất rất nghèo lân và kali dễ tiêu, hàm lượng silic thấp, các cation kiềm như canxi, magie rất thấp, các chất vi lượng như kẽm, bo, đồng, coban đều thiếu trong khi cây dứa có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn để nuôi cây và đảm bảo năng suất. Hơn nữa, do mật độ trồng trên một đơn vị diện tích lớn, tổng lượng sinh khối cao, nên dứa hút rất nhiều chất dinh dưỡng từ đất.

Theo các tính toán khoa học, để đạt năng suất 70-80 tấn quả/ha, cây dứa đã lấy đi từ đất khoảng 464kg N, 367kg P2O5, 1.570kg K2O, 4.026kg SiO2,196kg CaO,225kg MgO, 2,24kg Fe, 1,8kgZn, 0,5kg Bo. Thiếu đạm, cây dứa ngừng sinh trưởng, số lá ít.

Lúc đầu các lá non chuyến sang màu lục vàng. Các lá mới ra có mép lá màu vàng đỏ hoặc màu vàng chanh nhạt, rồi đều mất hẳn màu xanh, chuyển sang màu vàng nhạt, chồi và quả nhỏ.

Lân giúp phát triển bộ rễ và giữ vai trò quan trọng đối với quá trình phân hóa hoa tự và phát triển quả; nâng cao khả năng chống chịu của cây dứa đối với một số loài sâu bệnh. Thiếu lân, cây dứa phát triển kém, quả nhỏ, ít mắt, ít chồi.

Kali có tác dụng làm tăng năng suất, tăng khối lượng và kích thước quả, tăng độ rắn chắc của thịt quả, tăng hàm lượng đường, tăng axit tổng số và làm cho màu sắc thịt quả sáng đẹp. Nếu thừa kali cây dứa sẽ thiếu magie, có thể làm thối nõn, thối đọt non gây hiện tượng chết lụi. 

Canxi là dinh dưỡng trực tiếp của cây dứa. Nếu cung cấp đầy đủ Ca, cây dứa ít bị nhiễm sâu bệnh hơn, quả dứa to hơn, thịt quả chắc.

Magiê cấu tạo nên nhân tế bào diệp lục, tham gia các men xúc tiến quá trình trao đổi và vận chuyển chất hữu cơ trong cây. Dứa cần dinh dưỡng Silic nhiều gấp gần 3 lần kali và gần 7 lần đạm, giúp cây cứng hơn, bền rễ, chịu khô hạn và chống chịu sâu bệnh.

Qua đó cho thấy, các chất trung, vi lượng có vai trò với cây dứa không kém gì các chất đa lượng NPK, nhất là canxi (vôi), magiê, lưu huỳnh, silic cùng các chất vi lượng kẽm, Bo, Coban, Mangan…

Dứa là loại cây không kén đất
Dứa là loại cây không kén đất

Tìm ra loại phân bón đủ dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí

Thực tế sản xuất trong suốt thời gian dài canh tác, bà con nông dân còn nhiều hạn chế về sự hiểu biết thổ nhưỡng, phân bón cũng như nhu cầu dinh dưỡng của cây dứa nên thường sử dụng phân bón theo cảm tính. Bà con chủ yếu sử dụng các loại phân đơn hoặc dùng một số loại NPK thông thường chỉ có 3 thành phần chính là đạm, lân, kali mà thiếu hẳn các yếu tố dinh dưỡng trung lượng như magie, caxi, silic, lưu huỳnh và các yếu tố vi lượng.

Mặt khác thiếu phân hữu cơ nên phải tăng phân hóa học, thậm chí sử dụng quá nhiều phân hóa học; hậu quả là vừa lãng phí phân bón vừa giảm năng suất dứa và để lại hậu quả bất lợi cho đất và môi trường trồng dứa.

Việc sản xuất và ứng dụng các loại phân bón tan chậm (nhả chậm), kết hợp với phân bón đa dinh dưỡng – phân NPK đa yếu tố, cung cấp đầy đủ cân bằng dinh dưỡng cho đất, cho cây trồng đã đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón đúng lượng và đúng cách, tiết kiệm chi phí thất thoát tối đa cho nông dân. Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển và các nhà khoa học – công nghệ đã nghiên cứu và sản xuất các loại phân đạt yêu cầu tiết kiệm tối đa chi phí cho nhà nông.

Phân lân nung chảy Văn Điển được sản xuất bằng cách nấu chảy hỗn hợp quặng phosphat với serpentin và sa thạch ở nhiệt độ 1.400-1.450oC, sau khi làm lạnh đột ngột thu được sản phẩm ở dạng thủy tinh. Sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2  24-32%, CaO 28-34%, và đầy đủ các chất vi lượng như: Chất sắt: 4%, Mangan: 0,4%;  đồng: 0,02%;  molipden: 0,001%; Coban: 0,002; Bo: 0,008%; Kẽm: 0,00014%. ..

Phân bón không tan trong nước nên không bị rửa trôi, bay hơi, không bị các chất khác bám giữ; phân chỉ tan trong môi trường a xít yếu do rễ cây tiết ra khi có nhu cầu sử dụng nên dinh dưỡng được nhả chậm, nhả từ đầu vụ đến cuối vụ theo nhu cầu dinh dưỡng của cây. Phân lân nung chảy Văn Điển kết hợp với chất đạm, Kali…. sản xuất ra các dạng phân đa yếu tố NPK thích hợp với các loại cây trồng trên nhiều chân đất. 

Trên vùng đất trồng dứa thương phẩm ở Ninh Bình, Thanh Hóa, đặc biệt các nông trường Thạch Quảng, Thống Nhất… nhiều năm qua nông dân đã sử dụng phân bón Văn Điển cho cây dứa, song phần đông còn sử dụng tùy tiện, sử dụng kết hợp với các loại phân bón khác nên hiệu quả chưa rõ.

Nông dân Thanh Hóa đã thử nghiệm bón phân lân nung chảy Văn Điển trên cây dứa
Nông dân Thanh Hóa đã thử nghiệm bón phân lân nung chảy Văn Điển trên cây dứa

Nhằm xác định hiệu quả phân bón Văn Điển với cây dứa trên vùng đất Thanh Hóa nói chung, Yên Định nói riêng, niên vụ dứa 2015-2016, Hội Nông dân thị trấn Thống Nhất phối hợp với Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển triển khai mô hình bón phân Văn Điển cho cây dứa với quy mô 1ha tại vườn đồi ông Lê Công Quyết.

Trên diện tích 1,5ha trồng giống dứa Queen, trồng ngày 15-16/3/2015, mật độ trồng 60.000 chồi/ha. Với lượng tiền đầu tư phân bón tương đương, diện tích 0,5 ha làm đối chứng được chăm bón bằng phân bón thông thường; diện tích 1ha làm mô hình trình diễn được chăm bón bằng phân Văn Điển theo quy trình sau:

Bón lót: Khi làm đất, bón 1.000 kg lân Văn Điển và 20 tấn phân chuồng hoai mục hoặc phân rác hữu cơ. Trước khi trồng 3- 4 ngày kẻ rạch rồi bón 400-600kg phân NPK 12:8:12, hoặc 13:2:10, lấp đất rồi trồng cây.

Bón thúc: Bón phân cho cây dứa nên bón nông, bón trực tiếp xung quanh gốc vì bộ rễ của cây dứa ăn nông và hẹp. Có thể bón phân theo rãnh hoặc gốc và bón làm nhiều đợt:

Đợt 1: Sau trồng 2,5-3 tháng, giúp cây non hồi xanh nhanh, chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh. Bón 800-1.000kg đa yếu tố NPK 12:7:20 và 200-250kg ure. Lúc này cây còn nhỏ, cày rạch hai bên hàng dứa, bón phân vào các đường rạch, xong lấp đất lại kết hợp với làm cỏ và vun hàng cho dứa.

Đợt 2: Sau trồng khoảng 5- 6 tháng, cây dứa bắt đầu sinh trưởng mạnh cả về thân, lá, rễ. Bón thúc giai đoạn này làm tăng tốc độ ra lá cũng như làm xoè rộng tán. Bón phân đa yếu tố NPK 12:7: 20 lượng khoảng 1200- 1500kg/ha.

Đợt 3: Sau trồng khoảng 9- 10 tháng (trước khi xử lý ra hoa 1,5- 2 tháng), dứa cần dinh dưỡng để phân hóa hoa tự, tạo tiền đề cho cây ra hoa kết quả tốt, quả phát triển nhanh. Tùy mức độ sinh trưởng của cây dứa mà bón phân đa yếu tố NPK 12:7: 20 khoảng 450 - 500 kg/ha. Lúc này cây dứa đã to, tốt nên chỉ cần dùng chiếc muôi múc canh, xúc phân đổ vào nách lá gốc trước khi trời mưa, hoặc bón xong rồi tưới.

Dứa được bón phân Văn Điển không chỉ cho năng suất cao mà mẫu mã và chất lượng cũng tốt
Dứa được bón phân Văn Điển không chỉ cho năng suất cao mà mẫu mã và chất lượng cũng tốt

Cây dứa trong diện tích được bón phân Văn Điển sau trồng bén rễ hồi xanh nhanh, bộ rễ phát triển mạnh đặc biệt giai đoạn vươn lá chuẩn bị ra hoa nên dứa hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ đất để nuôi cây.

Các yếu tố dinh dưỡng đạm, kali cân đối trong từng thời gian sinh trưởng, giúp cho dứa phát triển khỏe, tích lũy tổng hợp chất đường về quả nhanh, các chất canxi, magie, lưu huỳnh và silic giúp cho dứa tăng hiệu quả quang hợp ánh sáng làm tiền đề cho năng suất cao. Đặc biệt hàm lượng silic rất cao làm cây phủ lớp phấn trắng, lớp gai trên lá dày tăng sức chịu hạn, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Các chất vi lượng làm cho cây dứa tổng hợp nhanh các vitamin cấu tạo các mùi thơm khi quả chín, làm tăng chất lượng quả.

Nhân rộng mô hình bón phân Văn Điển cho cây dứa

Thu hoạch thống kê tại 10 điểm, mỗi điểm 100 cây ngẫu nhiên ở mỗi công thức cho thấy, ô bón phân Văn Điển đạt năng suất 42 tấn quả/ha, còn ô đối chứng chỉ đạt năng suất 36 tấn quả/ha, thấp hơn 6 tấn quả/ha. Nếu với giá bán 5.000đ/kg dứa quả, thì bình quân ô bón phân Văn Điển cho lãi ròng hơn ô đối chứng 30 triệu đồng/ha.

Hội Nông dân thị trấn Thống Nhất đã tổ chức cho các hội viên tham quan mô hình bón phân Văn Điển cho cây dứa tại địa phương. Nhiều đại biểu nhận xét, phân bón Văn Điển phù hợp với cây dứa ở vùng đất thị trấn Thống Nhất. Bón phân đa yếu tố Văn Điển giúp dứa nhiều quả, quả đồng đều, chín tập trung, có hiệu quả hơn hẳn phân bón đơn về năng suất, chất lượng, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao thu nhập cho người trồng dứa.

Không chỉ có mô hình trình diễn phân bón Văn Điển ở gia đình ông Quyết, nhiều gia đình ở Thống Nhất cũng đã tự mua phân Văn Điển về làm.

Mô hình bón phân Văn Điển hiệu quả trên cây dứa được nhân rộng tại Thanh Hóa
Mô hình bón phân Văn Điển hiệu quả trên cây dứa được nhân rộng tại Thanh Hóa

Ông Phạm Văn Thành - hội viên Hội Nông dân Thị trấn Thống Nhất cho biết gia đình ông tiếp cận phân bón Văn Điển đã mấy năm nay, thấy đồi dứa bón phân Văn Điển cây đồng đều, ngọn (họng dứa) nở, lá màu xanh sáng phớt tím, lớp phấn rất dày trên mặt lá, ít sâu bệnh, cây phát triển nhanh.

Sau trồng 8 tháng đã xử lý ra hoa, hoa rất đồng đều, quả lớn nhanh, màu quả đẹp khi thu hoạch, năng suất đạt trên 55 tấn/ha. Hạch toán sơ bộ, bón phân Văn Điển lời hơn bón phân thông thường gần 15 triệu đồng/ha (gần 5 tấn dứa quả).

“Hai năm nay, tôi hoàn toàn dùng phân Văn Điển cho cả 2 ha dứa, đều được mùa, phân bón Văn Điển thực sự phù hợp với cây dứa trên đồng đất Thống Nhất”, ông Thành chia sẻ.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Thị trấn Thống Nhất cũng cho biết trồng 1,5ha dứa giống Queen từ tháng 3/2015, đầu tháng 11 đã xử lý hoa, cây nào cũng nở ngọn, thân mập, hầu như chưa thấy sâu bệnh gây hại, đứng từ xa đã thấy màu dứa khác hẳn so với bón phân các loại khác.

"Mọi người đều nói dứa của tôi đẹp nhất vùng do sử dụng phân bón Văn Điển từ bón lót đến bón thúc, dự kiến sẽ thu hoạch vào tháng 3, tháng 4 năm tới, với mức dứa thế này sẽ đạt trên 60 tấn/ha, hiệu quả sẽ gấp 1,5 lần so với dùng phân đơn”.

Biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết diễn biến rất phức tạp khó lường, tác động từ thiên nhiên gây hiện tượng dứa thối nõn khá nhiều, nhất là trên các nương dứa mới trồng trên dải đất tiêu nước chậm; tỷ lệ dứa thối quả tăng nhanh khi nắng nóng gay gắt hoặc mưa lớn bất chợt... đã làm giảm  mạnh sản lượng dứa thương phẩm.

Để bảo vệ quả dứa, nhiều nông dân đã kỳ công buộc túm lá dứa để chống nắng nóng cho quả dứa, hoặc căng lưới phản quang che nắng, che mưa đảm bảo tiểu khí hậu ôn hòa trong hàng dứa,...

Song thực tế cho thấy, các thao tác trên chỉ đạt hiệu quả cao trên những đồi nương được sử dụng phân bón Văn Điển, ngoài việc tăng năng suất, thì mẫu mã và chất lượng nâng cao giá trị của dứa thương phẩm. Phân bón Văn Điển đã đồng hành cùng nông dân làm được điều đó.