Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự tương phản sâu sắc trong chế độ nhiệt ẩm vào mùa mưa và mùa khô.

Do địa hình cao từ 600 – 1.000m so mực nước biển, nên nền nhiệt tương đối ổn định dao động từ 20 - 300C, khí hậu mát mẻ quanh năm. Tây Nguyên có diện tích đất đỏ Ba zan, đất xám, đất nâu đỏ hàng triệu ha, tập trung ở các vùng: Plây Ku; cao nguyên Đắk Lắk, cao nguyên Đắk Nông và cao nguyên Đức Trọng, Duy Linh, Bảo Lộc… Đất ở đây tơi xốp, kết cấu hạt, tầng đất canh tác dầy có nơi đến chục mét, địa hình xoải, thoát nước nhanh, rất phù hợp với nhiều loại cây, đặc biệt là cây cà phê, hồ tiêu, cao su.

Tuy nhiên, đất Tây Nguyên cũng bộc lộ nhiều hạn chế như độ chua cao pH < 5, các cation kiềm, thổ, Ca++ và Mg++ rất nghèo lân, kali dễ tiêu và thiếu trầm trọng các nguyên tố vi lượng, điển hình là Bo và Kẽm.

Từ sau giải phóng năm 1975, các vùng đất Tây Nguyên được tập trung khai phá trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn trái... Thời kỳ đầu cây trồng phát triển tốt nhưng sau khoảng 15 - 20 năm, sự sinh trưởng phát triển của cây trồng chững lại, năng suất có chiều hướng giảm, sâu bệnh gây hại bùng phát. Các nhà vườn đã đầu tư lượng phân hoá học rất lớn, đặc biệt các loại phân có gốc chua.

Kết quả nhiều công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện trên vùng đất Tây Nguyên của Viện Khoa học kỹ thuật (KHKT) nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện nông hoá thổ nhưỡng đều xác định, đất Tây Nguyên mất cân bằng dinh dưỡng, thể hiện chua hoá vùng đất mặt, sự biến động của lân, kali dễ tiêu giảm dần dẫn đến rất nghèo, ảnh hưởng nhanh đến sự mất cân bằng dinh dưỡng trong đất do bị rửa trôi mạnh về mùa mưa, đặc biệt có tác động hạn chế sự phát triển của bộ rễ cây trồng làm cho cây phát triển yếu.

Mặt khác, sự thiếu hụt của canxi, magiê và ít được bồi đắp đã ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp, dẫn đến giảm dần năng suất của cây. Sự mất cân bằng của các nguyên tố vi lượng như bo và kẽm ảnh hưởng lớn tới chất lượng nông sản.

Sau hơn 10 năm nghiên cứu, so sánh nhiều loại phân bón cho cây cà phê, hồ tiêu, cao su và các loại cây trồng khác, các đề tài nghiên cứu khoa học đã kết luận: Phân lân nung chảy Văn Điển có hiệu quả vượt trội trên đồng đất Tây Nguyên, đặc biệt đối với cà phê và hồ tiêu.

Ở vùng đất đỏ ba zan, đất xám, hiệu suất 1kg P2O5 trong lân Văn Điển đạt 31,6 - 33kg cà phê nhân, tăng 10,7% so với đối chứng; ở nơi đất xám hiệu suất 1kg P2O5 trong lân Văn Điển đạt 29,5kg cà phê nhân, tăng 30,4% so với đối chứng. Đối với hồ tiêu, 1kg P2O5 trong lân Văn Điển đạt 29,4kg hạt khô, ở Gia Lai, Đắk Nông đạt 12 - 15,4kg hạt tiêu khô.

Phân lân nung chảy Văn Điển hiệu suất vượt trội cách biệt so với các loại phân lân khác. Nguyên nhân, do trong phân lân nung chảy Văn Điển có hàm lượng lân dễ tiêu 16% để cung cấp cho bộ rễ tơ phát triển và dinh dưỡng trong cây, lân trong phân lân Văn Điển không bị rửa trôi, cây sử dụng lâu dài, tốt bền, đặc biệt, trong phân lân Văn Điển còn chứa 30% chất vôi (canxi) khử chua điều chỉnh pH đất tổng hợp mùn làm cho đất tơi xốp, lại có 15% chất magiê giúp cho cây lấy ánh sáng quang hợp, hạn chế rụng trái.

phân lân văn điển
Người nông dân ở Tây Nguyên sử dụng lân Văn Điển và ĐYT NPK Văn Điển là cung cấp đầy đủ tất cả 13 yếu tố dinh dưỡng cho cây trồng

Ngoài ra, phân lân Văn Điển còn có 24% chất silic hữu hiệu làm tăng sức chống hạn về mùa khô, các chất vi lượng hữu hiệu như bo và kẽm từ 0,02 - 0,04% giúp cho cây tổng hợp các men và các vitamin tích luỹ trong trái cây thuận lợi, cân bằng lại dinh dưỡng trong đất.

Từ các kết quả nghiên cứu khoa học và hàng trăm mô hình nhà vườn sử dụng phân lân Văn Điển đã được tổng kết và nhân ra diện rộng trên toàn vùng đất Tây Nguyên theo các kênh hội thảo, khuyến cáo, khuyến nông, trang bị kiến thức truyền thông, phân lân nung chảy Văn Điển đã được bà con tiếp cận phổ cập.

Theo điều tra của Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên, số nhà vườn sử dụng phân bón Văn Điển cho cây hồ tiêu và cây cà phê ở tỉnh Đắk Lắk chiếm trên 53,5%, tỉnh Gia Lai trên 60%, các tỉnh khác từ 45 -60% số nhà vườn.

Cùng với phân lân Văn Điển, những năm gần đây phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cũng đã có mặt trên vùng đất Tây Nguyên để giúp bà con thâm canh các loại cây trồng thông qua các mô hình trình diễn sử dụng khép kín từ lân Văn Điển đến ĐYT NPK Văn Điển đã nâng cao hiệu quả kinh tế rõ rệt cho rất nhiều loại cây trồng như hồ tiêu, cà phê, cao su...

Tính khác biệt nhất của ĐYT NPK Văn Điển ở chỗ, thành phần có đầy đủ 3 loại dinh dưỡng NPK và 4 chất trung lượng là vôi, magiê, silic, lưu huỳnh chiếm tỷ lệ cao mà các loại phân bón khác ít có. Bên cạnh đó, ĐYT NPK Văn Điển còn đầy đủ các chất vi lượng kẽm, bo, mangan, sắt, đồng.

Chính vì vậy, người nông dân ở Tây Nguyên sử dụng lân Văn Điển và ĐYT NPK Văn Điển là cung cấp đầy đủ tất cả 13 yếu tố dinh dưỡng cho cây trồng. Cây no đủ, phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế cao.

Khảo sát trên 200 đại lý phân bón cấp 2, cấp 3 ở các huyện: Lắk, Knông Ana, Buôn Đôn, Knông Pắk (Đắk Lắk); Chư Sê, Chư Phả (Gia Lai); Knông buk, Kư fut (Đắk Nông) đều cho thấy, tất cả các đại lý đều xếp phân bón Văn Điển là một trong những loại phân bán chạy nhất.

Ông Hoàng Văn Phấn ở xã Iaglai huyện Chư Sê (Gia Lai) cho biết: "Mỗi năm gia đình tiêu thụ trên 1.000 tấn phân lân Văn Điển và trên 100 tấn ĐYT NPK. Nhiều hộ nông dân ở đây đều khẳng định, không có phân bón Văn Điển cho cà phê và tiêu thì năng suất giảm, cho nên dùng phân lân nung chảy Văn Điển và NPK Văn Điển là một yêu cầu cấp thiết.

Thương hiệu phân bón Văn Điển đã đi vào lòng người, bởi nó phù hợp với nhu cầu của cây trồng, thổ nhưỡng vùng đất Tây Nguyên và đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho bà con. Với phong cách phục vụ tận tình, giá cả cạnh tranh, chất lượng luôn luôn đảm bảo và có trách nhiệm với người dân đến cùng, hướng dẫn nông dân khuyến cáo thiết thực, phân bón Văn Điển thực sự phát triển bền vững ở Tây Nguyên.