Kiểm soát bội chi

Những năm gần đây, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát cả số chi tuyệt đối và tương đối. Dự toán bội chi NSNN năm 2019 là 222 nghìn tỷ đồng, bằng 3,6%GDP.

Nợ công được kiểm soát chủ yếu do quản lý thu NSNN sát thực hơn, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phát sinh
Nợ công được kiểm soát chủ yếu do quản lý thu NSNN sát thực hơn, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phát sinh

Năm 2020, bội chi ngân sách dự toán đạt 3,44% GDP, bình quân 2016-2020 đạt 3,6-3,7% GDP, vượt mục tiêu đã đề ra là tỷ lệ bội chi NSNN bình quân giai đoạn 2016-2020 không quá 3,9%GDP, năm 2020 không quá 3,5%GDP.

Động lực thứ nhất khiến nợ công giảm là nhờ kiểm soát tốt bội chi, các khoản vay bảo lãnh của Chính phủ, tốc độ tăng nợ công giảm hơn một nửa và tăng thấp hơn tốc độ tăng của GDP danh nghĩa. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng nợ công là 18,1% trong khi tăng GDP danh nghĩa là 14%. Giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng nợ công là 8,2%, tốc độ tăng GDP danh nghĩa là 9,7%. Tỷ lệ nợ công năm 2019 là 56,1% GDP,đến 2020 ước tính đạt 54,3% GDP trong khi năm 2016 là 63,7%.

Động lực thứ hai do quản lý thu NSNN sát thực hơn, nhất là đối với các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phát sinh; thực hiện miễn, giảm thuế, ưu đãi thuế theo đúng quy định của luật thuế.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, cơ quan Thuế đã ban hành Quyết định miễn, giảm thuế là 6.869 tỷ đồng, ước cả năm khoảng 14.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, số thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi, miễn giảm do người nộp thuế tự kê khai trên tờ khai quyết toán thuế năm 2018 là 50.456 tỷ đồng

Động lực thứ ba, các lực lượng chức năng tăng cường chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề về chuyển giá, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng.

 Cùng với đó, các lực lượng chức năng tăng cường chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế;
 Các lực lượng chức năng tăng cường chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế

Cơ quan thuế đã rà soát để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách về tài chính. Như ban hành Thông tư số 04/2019/TT-BTC  bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thông tư số 07/2019 sửa đổi quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp; Thông tư số 09/2019 sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 33/2019 sửa đổi, bổ sung quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ,...

Cơ cấu lại NSNN

Từ 2016 đến nay, cơ cấu chi ngân sách nhà nước được chuyển dịch tích cực, các chỉ tiêu cơ bản đều vượt kế hoạch 5 năm. Trong đó, tỷ trọng dự toán chi được giao cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã được xây dựng trên cơ sở yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm biên chế, đẩy mạnh tự chủ của đơn vị sự nghiệp, qua đó cơ cấu lại nguồn bố trí thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội.

Cơ cấu lại nguồn thu NSNN là vấn đề cấp bách khi thu từ dầu thô giảm
Cơ cấu lại nguồn thu NSNN là vấn đề cấp bách khi thu từ dầu thô giảm

Tính lũy kế trong 5 năm đã giảm chi thường xuyên cho thực hiện các nhiệm vụ này của ngân sách nhà nước khoảng 27-28 ngàn tỷ đồng. Kết quả tích cực này cho thấy cần tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước trên cơ sở đẩy mạnh thực chất hơn nữa nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; cắt giảm các nhiệm vụ chi không cần thiết; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng của ngân sách nhà nước.

Đây là vấn đề cấp bách khi thu ngân sách nhà nước có những khó khăn. Cụ thể, tỷ lệ huy động từ thuế phí có xu hướng giảm dần, nguyên nhân chủ yếu là do đóng góp thu từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu thời gian qua giảm rất nhanh.

Vì thế, kế hoạch 5 năm 2016-2020 đặt ra yêu cầu điều chỉnh chính sách thu để thu tăng thêm khoảng 300 ngàn tỷ đồng nhằm bù đắp giảm thu từ xuất nhập khẩu và dầu thô. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất của một số ngành, lĩnh vực đã đi vào ổn định khó đạt mức tăng trưởng cao như dự toán...

Để cải thiện vấn đề này, các đại biểu yêu cầu cơ quan hành pháp nghiên cứu để tiếp tục điều chỉnh thu, vừa đảm bảo tính cạnh tranh của môi trường đầu tư; đồng thời huy động hợp lý ngân sách nhà nước phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, phải tăng cường các giải pháp quản lý thu, chống thất thu thuế, chống chuyển giá, thu hồi nợ đọng thuế để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của 5 năm ở mức cao nhất.

Đồng thời, nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh các chính sách thu, các quy định về phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách theo hướng đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương.