Sản xuất bột giấy theo công nghệ sinh học sẽ tiết kiệm tài nguyên và thân thiện môi trường

Ngày 13/3/1013, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam và Công ty TNHH viện Công nghiệp giấy và Xenluylo đồng phối hợp tổ chức Hội thảo Công nghệ sản xuất bột giấy si

Sự kiện này thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, diễn giả, doanh nghiệp và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực.

Sản xuất bột giấy theo công nghệ sinh học là phương thức còn khá mới, tuy nhiên nó lại có rất nhiều ưu điểm so với sản xuất bột giấy theo phương pháp hóa học. Với ý nghĩa đó các nhà tổ chức Hội thảo mong muốn công nghệ này được sẽ sớm được triển khai tại Việt Nam và mang đến những lợi ích về mặt kinh tế cũng như giúp quá trình sản xuất bột giấy thân thiện hơn với môi trường.

Tại Việt Nam, bột giấy thường được sản xuất phổ biến theo phương thức dùng hóa chất vào quá trình nấu và tẩy trắng bột. Đặc biệt là ở những nhà máy quy mô sản xuất nhỏ thường sử dụng phương pháp nấu xút, sunfat, kiềm lạnh, hiệu quả kinh tế không cao nhưng gây lại gây tác hại không nhỏ, ô nhiễm môi trường.

Bột giấy sinh học là bột giấy được tạo ra bằng quá trình xử lý nguyên liệu bằng vi sinh vật (thường là nấm) để thu được sản phẩm bột có tính chất thích hợp, giảm tiêu hao hóa chất trong quá trình tạo bột giấy. Trên thế giới ý tưởng sử dụng các tác nhân sinh học trong các công đoạn chính của quá trình sản xuất bột giấy đã được nghiên cứu từ khá sớm. Đến nay cũng đã có nhiều chế phẩm sinh học đã được sử dụng để thay thế kiềm và hóa chất tẩy trắng trong các công đoạn sản xuất bột giấy.

Tại Việt Nam cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu thành công về việc sử dụng enzyme và vi sinh vật trong công nghiệp giấy (nấm mục trắng để phân hủy ligin; nấm mục nâu để phân hủy xenlulozơ và hemixenlulozơ; enzyme để xử lý, tẩy trắng bột…)

Một phần thu hút được nhiều sự quan tâm tại Hội thảo này là phần trình bày công nghệ sản xuất bột giấy sinh học của GS.Zhang Jian, Tổng giám đốc Công ty TNHH công nghệ Tiền Đạo, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ở bài trình bày này ông Zhang Jian đã đưa ra rất nhiều ưu điểm bất ngờ của phương thức sản xuất mới này như sử dụng tuần hoàn nước, không phải sử dụng nhiệt để nấu (tuyệt đối không có nước thải, không gây ô nhiễm môi trường), so với phương pháp hóa học truyền thống thì phương pháp mới này có thể tiết kiệm được : 60% điện, 100% than, 99% nước và trên 50% nguyên liệu tài nguyên thực vật

Tuy nhiên theo báo cáo về kết quả nghiên cứu ban đầu của Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo về sản xuất bột giấy sinh học đã cho thấy, để có thể đánh giá một cách toàn diện về việc đưa vào sản xuất bột giấy sinh học ở Việt Nam cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu chuyên sâu bài bản như: Tìm được nguyên liệu bản địa phù hợp ; Xác lập được quy trình công nghệ sản xuất; Thiết lập được phương án xử lý nước thải; Sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật và môi trường. Để việc này thành công thì cần rất nhiều hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, cơ quan hữu quan liên quan cũng như chung tay của các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp.