Tài hoa Văn Công Hòa

Người công nhân tay nghề luyện cán thép bậc 7 đó của Công ty CP Thép Nhà Bè – VNSTEEL có cái tên đầy đủ là Văn Công Hòa nên khi chưa gặp mặt ai cũng hỏi anh có hay “hoa lá cành” và “văn nghệ văn gừng" không!

Sáng kiến từ mồ hôi

Thật ra anh Hòa lại rất hiền lành, tốt tính, giản dị, đúng “chất” của người làm thép bao đời nay. Đặc biệt, anh Hòa là một cây sáng kiến và hầu hết những sáng kiến của anh đều mang lại nguồn lợi lớn cho đơn vị.

50 tuổi người thợ làm thép đó đã quá dạn dầy kinh nghiệm. Trước khi gắn bó cuộc đời với Công ty CP Thép Nhà Bè – VNSTEEL trực thuộc hệ thống Tổng công ty Thép Việt Nam – CTCP, anh đã có thời gian làm ở Thép Tân Bình. Cả thời trai trẻ với nghề làm thép, khó khăn, vất vả nào của nghề anh cũng đã trải qua, như thanh thép đã tôi luyện qua lửa đỏ. Hồi giữa năm 2018, khi được về Hà Nội nhận Bằng Lao động sáng tạo năm do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng, anh Văn Công Hòa luôn tâm niệm: “Thành tích đó là của chung, sáng kiến đó bắt nguồn từ sự sắp xếp hợp lý hóa các hoạt động trong phân xưởng của tôi mà thôi”.

Nhưng nói thì nói vậy thôi chứ anh cùng các đồng nghiệp của anh vui lắm. Vì đó là sự ghi nhận của tập thể trước những sáng kiến của các anh em, nó khiến mọi người thêm hăng say lao động, sáng tạo, thôi thúc những sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm lợi cho Công ty tiếp tục ra đời. Hơn nữa, ý nghĩa của sáng kiến Thiết kế cải tạo sàn đóng bó chỉ những ai hiểu về sản xuất mới thấy hiểu là nó quan trọng như thế nào.

Trước đây, dàn đóng bó thép thanh vằn được ghép chung với dàn đóng bó thép góc, do dàn xích tải (thiết kế cho đóng bó thép góc) ngắn nên năng lực trữ thép thành phẩm bị hạn chế, thép thành phẩm sau khi cắt bị dồn ứ dẫn đến năng suất đóng bó thấp và thép bị rối. Ngoài ra, do khu vực đóng bó bố trí cùng gian dây chuyền cán, không gian khu vực đóng bó bị giới hạn nên chật hẹp, đối diện với khu vực máy cán trung nên điều kiện làm việc của công nhân đóng bó gó bó, không thoải mái khi thao tác. Đồng thời, khu vực này không cùng gian nhà xưởng với kho thành phẩm nên phải mất công đoạn câu bó thép sau cân đặt lên dàn con lăn chuyển gian để chuyển bó thép qua gian kho thép thành phẩm, tiếp đó lại phải thêm một công đoạn câu thép thành phẩm trên dàn con lăn đưa vào khu vực chứa sản phẩm hoàn thiện theo quy định. Có thể nói, thợ vận hành cầu trục gần như phải làm việc liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi khi sản xuất ổn định, nhất là khi cán các sản phẩm thép có năng suất cao.

Thêm nữa là những bất cập của khu vực sản xuất này, do việc cán thép thành phẩm 3 tấn kiểm soát trọng lượng thép thành phẩm bố trí bên ngoài, độc lập với dàn đóng bó nên việc cân thép sau khi đóng bó mất nhiều công đoạn và thời gian, ảnh hưởng đến năng suất đóng bó và dễ gây mất an toàn cho người công nhân đóng bó...

Tự hào khi được nhiều đơn vị áp dụng

Không chỉ là vấn đề của Thép Nhà Bè, đây cũng là một thực tế thường xuyên xảy ra đối với các doanh nghiệp sản xuất thép. Là người hàng ngày phải chứng kiến những bất hợp lý này, anh Văn Công Hòa cùng anh em trong bộ phận đã miệt mài nghiên cứu, thử nghiệm để tìm ra bằng được giải pháp. Nhóm đã đề xuất một sự thay đổi mới, đó là tách riêng hoàn toàn cụm đóng bó thép thanh ở vị trí riêng biệt, bố trí ở bên gian nhà kho chứa thép thành phẩm, trên cơ sở kết nối với dàn con lăn ở vị trí đóng bó hiện tại, làm tăng không gian thao tác và giảm cường độ làm việc của công nhân. Tác dụng của sự thay đổi này là sẽ giúp giải quyết triệt để thời gian chờ thép trên giàn con lăn gây ùn ứ giàn cán bằng cách thiết kế hai giàn xích tải sơ cấp và thứ cấp với tốc độ không đồng cấp và vận hành độc lập giải quyết tình trạng rối thép cũng như tách bó tạo điều kiện cho nâng cấp lắp đặt bộ đếm tự động. Đồng thời, giải quyết cả khâu cân và thu hồi thành phẩm hoàn toàn tự động làm giảm nhân công, giảm chi phí vận hành cầu trục, tiến tới tự động hóa hoàn toàn ở khâu đóng bó thép thanh.

Thành công này là động lực để anh em trong nhóm mạnh dạn đề xuất thiết kế mới, đó là tách riêng hoàn toàn cụm đóng bó thép thanh ở vị trí riêng biệt, bố trí ở bên gian nhà kho chứa thép thành phẩm, trên cơ sở kết nối với dàn con lăn ở vị trí đóng bó hiện tại, làm tăng không gian thao tác và giảm cường độ làm việc của công nhân. Việc này sẽ giúp giải quyết triệt để thời gian chờ thép trên giàn con lăn gây ùn ứ giàn cán bằng cách thiết kế hai giàn xích tải sơ cấp và thứ cấp với tốc độ không đồng cấp và vận hành độc lập giải quyết tình trạng rối thép cũng như tách bó tạo điều kiện cho nâng cấp lắp đặt bộ đếm tự động. Đồng thời, giải quyết cả khâu cân và thu hồi thành phẩm hoàn toàn tự động làm giảm nhân công, giảm chi phí vận hành cầu trục, tiến tới tự động hóa hoàn toàn ở khâu đóng bó thép thanh...

Theo tính toán, Thép Nhà Bè đã tiết kiệm được trên dưới 1,0 tỷ đồng mỗi năm qua sáng kiến này. Còn anh Văn Công Hòa đã làm vinh danh Công ty CP Thép Nhà Bè – VNSTEEL vốn nhỏ bé và trầm lắng.

Nói tới người thợ tài hoa Văn Công Hòa còn là nói tới đôi bàn tay khéo léo đã tự tay thiết kế, cắt ghép và gắn biển hiệu CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NHÀ BÈ – VNSTEEL ở ngay phía bên ngoài văn phòng Công ty. Nhìn những dòng chữ mầu chì mang đúng mầu sắc nhận diện thương hiệu của các đơn vị thành viên trong hệ thống VNSTEEL ai cũng tưởng là sản phẩm được đặt hàng của công ty chuyên sản xuất, thiết kế biển hiệu chuyên nghiệp nào đó. Khi biết được nó được làm từ đôi bàn tay của "cây sáng kiến" Văn Công Hòa, ai cũng tấm tắc gật đầu: Thật đúng là một người thợ tài hoa!

Từ những chữ cái ...
... thành một biển hiệu đều "hand made" bởi người thợ tài hoa Văn Công Hòa
Thuy miny