Tăng cường năng lực đào tạo giáo viên dạy nghề

Dự án HaUI-JICA đã giúp Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thực hiện tốt việc chuyển giao công nghệ, chuyển giao chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện có cho các cơ sở giáo dục và đào

Ngày 7/3/2017, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức Hội thảo cuối kỳ Dự án tăng cường năng lực đào tạo Giáo viên Kỹ thuật Dạy nghề tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI-JICA) và quảng bá các khóa bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật dạy nghề TOT đã được Bộ Công Thương và Tổng Cục dạy nghề phê duyệt.

Bà Bùi Thị Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Phó Trưởng Ban Quản lý Dự án cho biết, Trường Đại chọc Công nghiệp Hà Nội có thể quản lý tốt việc chuyển giao công nghệ, chuyển giao chương trình đào tạo giáo viên cho các sở đào tạo nghề tại Việt Nam với các nghề Cơ khí, Điện và Điện tử dựa trên “Mô hình Kỹ thuật Đại học Công nghiệp Hà Nội”.

“Mô hình Kỹ thuật Đại học Công nghiệp Hà Nội” là mô hình được xây dựng thông qua các dự án hợp tác kỹ thuật giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội từ năm 2001, các dự án này đều do JICA tài trợ.

Toàn cảnh buổi Hội thảo cuối kỳ Dự án HaUi - JICA

“Mô hình Kỹ thuật Đại học Công nghiệp Hà Nội” bao gồm các yếu tố: Xây dựng Chương trình đào tạo phản ánh nhu cầu thị trường lao động thông qua việc sử dụng phương pháp CUDBAS (Phương pháp phát triển chương trình theo năng lực thực hiện) và chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh); Cải tiến kỹ thuật trong các ngành mục tiêu; Kỹ năng mềm, ví dụ như 5S và an toàn; Hợp tác doanh nghiệp, trong đó bao gồm hỗ trợ việc làm; Đáng giá kỹ năng nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, Bà Bùi Thị Ngân cũng cho rằng, trong những năm qua, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã và đang hợp tác với hơn 2.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là với các doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là cơ hội cho các thế hệ học viên, sinh viên nhà trường có cơ hội tìm hiểu, thực tập và tìm kiếm công việc tại các doanh nghiệp đối tác.

“Dự án HaUI-JICA là cơ hội việc làm lớn cho các giảng viên, sinh viên nhà trường. Dự án đã giúp Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thực hiện tốt việc chuyển giao công nghệ, chuyển giao chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện có cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tại Việt Nam”, Phó Trưởng Ban Quản lý Dự án Bùi Thị Ngân nhấn mạnh.

Dự án HaUI-JICA là cơ hội việc làm lớn cho các giảng viên, sinh viên nhà trường

Phát biểu tại Hội thảo, ông Yasuo Fujita – Trưởng đại điện Văn phòng JICA tại Việt Nam cho rằng, từ năm 2000 đến nay, JICA đã hỗ trợ Đại học Công nghiệp Hà Nội trong rất nhiều lĩnh vực như cơ khí, trang thiết bị, hỗ trợ chuyên gia, giảng viên trong việc đào tạo nghề...

Qua Dự án HaUI-JICA lần này, ông Yasuo Fujita mong muốn có nhiều hơn các trường Đại học, Cao đẳng của Việt Nam phối hợp, hợp tác với JICA trong việc đài tạo, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó, ông Yasuo Fujita cũng nhấn mạnh “Dự án HaUI-JICA và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong những mô hình hợp tác thành công của JICA tại Việt Nam. Trong đó Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu xây dựng và phát triển hợp tác doanh nghiệp, gắn đào tạo lý thuyết, thực hành với thực tiễn yêu cầu xã hội”.

Tại Hội thảo, khóa bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật dạy nghề TOT đã được Bộ Công Thương và Tổng Cục dạy nghề phê duyệt được nhiều chuyên gia giới thiệu, chia sẻ. Theo đó, khóa bồi dưỡng tập trung chủ yếu vào các mục tiêu như thúc đẩy tinh thần học tập rèn luyện kỹ năng của người lao động, hướng đến các mục tiêu ổn định việc làm, tái xin việc thuận lợi cho người lao động, đồng thời nâng cao đánh giá của xã hội về người lao động.

Với các dự án được thực hiện thành công, hiện nay, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được Chính phủ, Bộ Công Thương đánh giá rất cao trong công tác đào tạo nghề đạt tiêu chuẩn Nhật Bản và là một những trường đại học Top đầu trong công tác giảng dạy, đào tạo nghề của Việt Nam.


PV