Thông tin trên, được Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhận định tại Hội nghị phổ biến Nghị định 107/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh XK gạo, do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay, ngày 01/11 tại TP.Hồ Chí Minh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phổ biến những quy định mới của Nghị định 107 mới được Chính phủ ban hànhThứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phổ biến những quy định mới của Nghị định 107 mới được Chính phủ ban hànhĐại  diện Bộ Công Thương phân tích sâu hơn những điểm mới của Nghị định 107Đại diện Bộ Công Thương phân tích sâu hơn những điểm mới của Nghị định 107 tại Hội nghị

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh tiếp tục khẳng định, trong thời gian qua, Nghị định số 109/2010/NĐ- CP, đã phát huy tác dụng điều chỉnh tích cực, đóng góp quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, bình ổn thị trường nội địa, thúc đẩy phát triển sản xuất, XK gạo bền vững, nâng cao vị thế, uy tín của XK gạo Việt Nam. Bên cạnh những kết quả tích cực, Nghị định này cũng cho thấy một số vấn đề cần được xem xét, điều chỉnh để góp phần phát triển ổn định, bền vững ngành sản xuất, XK gạo; đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của thương nhân và sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, Nghị định 107 được xem là bước tiến mới về thể chế, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh XK gạo và công tác điều hành XK theo hướng mở, xây dựng thể chế kiến tạo, minh bạch”.

Trình bày sâu hơn về những điểm mới trong Nghị định 107, đại diện Cục XNK Bộ Công Thương cho biết, điều kiện kinh doanh XK gạo được điều chỉnh theo hướng đơn giản hóa. Theo đó, không bắt buộc thương nhân kinh doanh sở hữu kho chứa thóc, gạo, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo mà có thể thuê các cơ sở này đế đáp ứng điều kiện kinh doanh; Bãi bỏ quy định thủ tục bắt buộc thương nhân phải đăng ký hợp đồng XK gạo tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam, bỏ quy định thương nhân phải có lượng gạo tồn kho tối thiểu tương đương 50% lượng gạo trong hợp đồng đăng ký; Điều chỉnh giảm quy định lượng gạo dự trữ xuống 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 06 tháng trước đó, thay vì 10% như hiện nay…

Bên cạnh đó, Nghị định 107 còn bổ sung một số quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương liên quan trong điều hành XK gạo; Điều chỉnh bổ sung quy đinh cụ thể chế độ báo cáo của thương nhân, các Bộ ngành và cơ quan Hải quan để kịp thời có thông tin, số liệu phục vụ công tác điều hành XK chung.

Nhận định chung của các doanh nghiệp XK gạo tại hội nghi, các quy định mới tại Nghị định 107 có nhiều điểm mới thể hiện tư duy đổi mới trong quản lý nhà nước, giảm đáng kể chi phí gia nhập thị trường cho thương nhân, tạo động lực mạnh mẽ năng lực kinh doanh thương mại, năng lực thị trường, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân. Bên cạnh đó, Nghị định 107 cũng tạo thuận lợi khuyến khích đầu tư sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, góp phần tích cực thực hiện định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo, củng cố thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới.

Theo ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), các doanh nghiệp tham dự hội nghị rất phấn khởi về những điểm mới của Nghị đinh này. Đây là bước tiến mới về hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh XK gạo và công tác điều hành theo hướng mở, minh bạch.

Từ đó, các doanh nghiệp tận dụng những quy định mới để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh trong thời gian tới như: xây dựng tập trung vùng nguyên liệu, tiêu chuẩn chất lượng gạo, chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm trong gạo. Ngoài ra, các doanh nghiêp chủ động đầu tư cơ sở hạ tầng chế biến sâu, nhắc nhở văn hóa kinh doanh các doanh nghiệp XK không hạ giá thấp khi tham gia các phiên đấu thầu gạo ở các nước...

Theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện cả nước có hơn 140 doanh nghiệp có giấy phép XK gạo, trong đó, 03 doanh nghiệp được cấp sau khi Nghị định 107/2018 có hiệu lực vào ngày 1-10 vừa qua.

Riêng thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, đến ngày 15/10, sản lượng XK của năm 2018 đã đạt 5 triệu tấn, tăng 4% về số lượng và tăng 17,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Thị trường chính của gạo Việt Nam vẫn là các nước châu Á (67,9%), châu Phi 11,7%, châu Mỹ 8%, Trung Đông 6,3%,…