Nghiêm túc quán triệt Đồng hồ Cartier tại Thương trường Quốc tế Hồng Nguyên (Quảng Ninh) được bán với giá gần 700 triệu đồng. Tuy nhiên, hình ảnh do chuyên gia đề nghị xác định được hãng khẳng định đây là hàng giả.
Đồng hồ Cartier tại Thương trường Quốc tế Hồng Nguyên (Quảng Ninh) được bán với giá gần 700 triệu đồng. Tuy nhiên, hình ảnh do chuyên gia đề nghị xác định được hãng khẳng định đây là hàng giả.

Nghiêm túc quán triệt

Xác định hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế, an ninh trật tự và an toàn xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ - CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các Bộ ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch thực hiện, bên cạnh đó, công tác kiểm tra, đôn đốc giám sát việc thực hiện các chỉ đạo của cấp trên về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Các vụ việc phức tạp, nổi cộm đã được đồng chí Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức các cuộc họp đột xuất để chỉ đạo các cơ quan liên quan giải quyết kịp thời, đáp ứng yêu cầu rõ ràng, minh bạch của người dân và dư luận xã hội.

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã ban hành kịp thời các Chỉ thị, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo về tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường.

Lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã nghiêm túc quán triệt các chỉ đạo của cấp trên, kịp thời xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm; đã làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Một số lĩnh vực, mặt hàng “nóng” được tích cực đôn đốc, chỉ đạo gồm thuốc lá ngoại nhập lậu, an toàn thực phẩm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng; sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; bán hàng đa cấp…

Kết hợp với công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, lực lượng quản lý thị trường tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, triển khai cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng; đồng thời, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã thực hiện việc ký cam kết nhưng vẫn vi phạm.

Triển khai đồng bộ

Các kế hoạch, chương trình được triển khai nhằm tăng cường có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian gần đây là:

 Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra hàng hóa vi phạm
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra hàng hóa vi phạm

- Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 15/CT - TTg ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp.

- Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

- Kế hoạch về tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm.

- Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13/CT - TTg ngày 20 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Kế hoạch tăng cường công tác quản lý phân bón vô cơ; Kế hoạch về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng.

- Kế hoạch đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo xuất xứ tại các địa bàn trọng điểm đến hết năm 2020.

- Kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu.

- Thực hiện Đề án Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020.

Kết quả nổi bật

Trong 3 năm 2017, 2018, 2019 và trong quý I năm 2020, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý trên 307.000 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước trên 1.900 tỷ đồng.

Một số kết quả công tác nổi bật gần đây:

Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Kiểm tra, xử lý 2 Trung tâm thương mại bán hàng giả với số lượng lớn tại Móng Cái, Quảng Ninh; các điểm nóng về sản xuất và kinh doanh hàng giả tại Hà Nội (chợ Ninh Hiệp, Phú Xuyên) và tại thành phố Hồ Chí Minh (chợ Bến Thành, Sài Gòn Square); kiểm tra, xử lý các kho, cửa hàng bán hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng thế giới tại Hưng Yên, Hải Phòng, Nha Trang…

Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử: Kiểm tra phát hiện cơ sở kinh doanh 12.906 ấn phẩm sách có dấu hiệu là sách in lậu tại Hà Nội; Vụ việc kiểm tra kinh doanh điện thoại di động giả mạo (Samsung, Vertu, Nokia...) trên mạng tại Hà Nội; mặt hàng đồng hồ giả nhãn hiệu Rolex, tạm giữ 13 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo đồng hồ Rolex; các website thương mại điện tử (thực phẩm chức năng, bánh kẹo, đồng hồ, rượu, đồ chơi kích dục) theo chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, Nghệ An, Bình Dương;

Vụ việc mỹ phẩm giả tại thành phố Hồ Chí Minh (đã chuyển hồ sơ vụ việc và tang vật cho cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục điều tra, xử lý vụ việc…).

Kiểm tra, xử lý vi phạm về buôn lậu, hàng cấm: Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh phối hợp với lực lượng Công an phát hiện bắt giữ 11.500 kg nội tạng động vật không nhãn mác, không nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch thú y, dấu kiểm soát giết mổ; Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Cục Hải quan Hà Tĩnh phát hiện, bắt quả tang đối tượng vận chuyển 9.460 viên ma túy từ Lào về Việt Nam;

 Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công An kiểm tra, tạm giữ trên 10 tấn đường chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp;

Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện 15.000 bao thuốc lá điếu 555 có dấu hiệu tội phạm; Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang phối hợp với Công an kiểm tra, phát hiện, thu giữ 39 hộp pháo nổ, tổng khối lượng 62,4 kg…