TÓM TẮT:

Bài viết nghiên cứu sâu về hiện trạng phát triển các khu công nghiệp (KCN) vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung trong mối quan hệ so sánh với vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ phía Nam và của cả nước. Bằng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh, phương pháp mô hình kinh tế lượng và dữ liệu thứ cấp của các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ miền Trung, cả nước. Bài viết đã chỉ ra những thành công và hạn chế trong phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung, từ đó gợi mở các giải pháp thúc đẩy phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung trong thời gian tới.

Từ khóa: Hiện trạng, giải pháp, khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

1. Đặt vấn đề

Phát triển (PT) KCN có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp (CN) và thực hiện chiến lược PT kinh tế - xã hội của đất nước. KCN là nơi tập trung các DN hoạt động trong lĩnh vưc CN và dịch vụ có dự án đầu tư (ĐT) dài hạn (bao gồm cả DN ĐT kinh doanh kết cấu hạ tầng). Với hạ tầng kỹ thuật được ĐT đồng bộ và đặt tại vị trí thuận lợi về kết nối giao thông, KCN là các trọng điểm thu hút ĐT các nhà ĐT trong nước và ngoài nước để PT sản xuất (SX) CN của các địa phương (ĐP). Ngoài ra, tại một số ĐP, KCN được hình thành gắn với vùng nguyên liệu để phát huy tiềm năng thế mạnh tại chỗ hoặc di dời các cơ sở CN ô nhiễm trong khu vực đông dân cư để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường.

Với vị trí trung độ của đất nước, vùng KTTĐ miền Trung (bao gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) đang ngày càng được ĐT để PT trên nhiều lĩnh vực, trong đó có CN. Các KCN của vùng KTTĐ miền Trung đang không ngừng PT, thu hút được một lượng lớn vốn ĐT trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; thúc đẩy tăng trưởng ngành CN, nâng cao giá trị xuất khẩu (GTXK), giải quyết công ăn việc làm và tăng nguồn thu ngân sách; hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng; góp phần thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực khác PT và bước đầu góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái…

Tuy nhiên, trong quá trình PT các KCN của Vùng cũng còn nhiều hạn chế, như: số lượng (SL) KCN chưa đi vào hoạt động khá lớn (6/19 KCN); chất lượng PT của các KCN trong vùng còn thấp; hiệu quả hoạt động của các KCN chưa cao; chưa thu hút được nhiều dự án chất lượng; các ngành nghề thu hút ĐT vào các KCN còn trùng lắp; PT KCN chưa gắn kết chặt chẽ với PT cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ khác; thiếu sự liên kết, hợp tác lẫn nhau giữa các KCN, các doanh nghiệp (DN) trong KCN…

Do vậy, cần thiết phải có nghiên cứu đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy PT có hiệu quả và bền vững các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung trong thời gian tới.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp phân tích thống kê và so sánh

Phân tích thống kê mô tả được sử dụng khá nhiều trong các phân tích kinh tế (KT), giúp nhà nghiên cứu mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu về các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung theo các cách khác nhau mà qua đó có thể cung cấp những tóm tắt đơn giản về các đặc tính của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh một số nội dung trong việc phân tích thực trạng PT các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung bằng cách tham chiếu các tiêu chuẩn đã có từ lý luận và số liệu thực tế của quá trình này hay có thể so sánh giữa các số liệu này với nhau theo từng thời kỳ để thấy sự thay đổi cũng như mức biến động.

2.2. Mô hình kinh tế lượng

Trên cơ sở lý thuyết KT học thường sử dụng hàm sản xuất (1) để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào tới sản lượng (Mankiw (2002)). Đồng thời chuyển sang dạng logarit.

Hàm sản xuất Q = A.X1β1X2β2.Xnβn (1)

Trong đó:      

Q là biến phụ thuộc - đầu ra của SX

A là biến đại diện cho công nghệ SX

X là các biến độc lập - đầu vào cho SX

β: Tỷ phần đóng góp của các yếu tố.

Mô hình này sẽ được chuyển sang dạng logarit và cụ thể các biến độc lập gắn với đặc thù của vùng để phân tích.

Với đặc thù về phạm vi nghiên cứu chỉ là nền KT của một vùng với 5 tỉnh, thành phố, nghiên cứu này có thể vận dụng dạng biến thể của mô hình (1) dưới dạng (2).

Sau đó lấy logarit nêpe (ln) và chuyển về dạng tuyến tính từ (1)

LnQ = ln A + β1lnX1 + β2lnX2 +…+ βn lnXn

Từ mô hình này nghiên cứu sẽ PT thành mô hình (2). Khi đó sự PT của KCN - GTSX KCN/1% DT lấp đầy KCN cũng được tạo ra từ sự kết hợp các yếu tố đầu vào như quy mô nền KT, vốn, lao động (LĐ), thể chế…

Mô hình hàm SX (1) là mô hình mở, nghĩa là có thể đưa thêm được rất nhiều biến số vào. Tuy nhiên ở đây chỉ có thể đưa vào các biến này vì: (i) nhiều yếu tố khác là yếu tố phi KT và không ước lượng được; (ii) hạn chế về số liệu vĩ mô; (iii) các biến khác sẽ được xem xét qua phân tích định tính. 

Mô hình phân tích sẽ là :

Lnptkcni = β0 + β1lnYi + β2lnsldni + β3hotrodni + β4lnKi + β5lnLi (2)

Trong đó:

Lnptkcni là biến đại diện cho mức độ PT của KCN.

LnY là biến đại diện quy mô nền KT ĐP.

Lnsldn là biến phản ảnh SL DN của ĐP.

Hotrodn là biến đại diện cho chất lượng môi trường kinh doanh ĐP.

lnK là biến đại diện quy mô ĐT của ĐP.

lnL là biến đại diện quy mô LĐ của ĐP.

i là chỉ số chỉ tỉnh i

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Hiện trạng phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung

Phát triển về số lượng

Quy mô và tình trạng hoạt động: Tính đến hết tháng 12/2017, vùng KTTĐ miền Trung có 19 KCN[1] đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và đang có dự án triển khai (tăng 1 khu so với năm 2013), chiếm 5,8% số KCN được cấp phép của cả nước. Các KCN này có diện tích (DT) đất tự nhiên 4.347,9 ha (tăng 265 ha so với năm 2013), DT đất CN có thể cho thuê 2.980,1 ha (tăng 133,4 ha so với năm 2013). Trong số 19 KCN đã được thành lập, có 13 KCN đã đi vào hoạt động với tổng DT tự nhiên là 2.425,1 ha, DT đất có thể cho thuê là 1.719,3 ha, trong đó DT đất đã được cho thuê là 1.460 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 84,9% [8].  

Các KCN tại Vùng đã thu hút được 913 dự án ĐT, trong đó có 716 dự án có vốn ĐT trong nước và 197 dự án có vốn ĐT nước ngoài (FDI), tăng 188 dự án (trong đó có 134 dự án FDI) so với năm 2013. Các KCN của thành phố Đà Nẵng là ĐP thu hút dự án ĐT vào các KCN lớn nhất với 402 dự án, chiếm 44% tổng số dự án ĐT vào các KCN tại Vùng (trong đó có 118 dự án FDI); tiếp đến tỉnh Bình Định với 224 dự án, chiếm 24,5% dự án tổng số dự án ĐT vào các KCN tại Vùng (trong đó có 16 dự án FDI); tỉnh Thừa Thiên Huế với 106 dự án (trong đó có 26 dự án FDI); tỉnh Quảng Ngãi với 98 dự án (trong đó có 7 dự án FDI) và thấp nhất là các KCN tỉnh Quang Nam chỉ 83 dự án (trong đó có 30 dự án FDI). Tiến độ và tỷ lệ giải ngân các dự án FDI trong các KCN vùng KTTĐ miền Trung cũng đạt tỷ lệ rất cao, lên đến 75,3%, cao hơn so với mức bình quân (BQ) chung cả nước (52,3%, của vùng KTTĐ Bắc Bộ là 71,6%, vùng KTTĐ phía Nam chỉ là 38,1%). Tuy vậy nếu xét về quy mô, so với tỷ lệ 24,1% số dự án trong tổng số các dự án FDI ĐT vào KCN trên cả nước của vùng KTTĐ Bắc bộ và 62,0% của vùng KTTĐ phía Nam thì SL dự án FDI mà các KCN vùng KTTĐ miền Trung thu hút được là quá ít (chỉ chiếm gần 3% số dự án và 1,7% số vốn FDI đăng ký còn hiệu lực trên cả nước) [8].

Bảng 1. Đóng góp vào phát triển kinh tế của các khu công nghiệp

 

TT

 

Chỉ tiêu

 

Năm

Tăng BQ

(%)

2013

2014

2015

2016

2017

 1

GTSX CN (tỷ đồng)

64.956

72.375

72.222

82.526

83.278

6,4

 

(%) trong GTSX CN vùng

29,5

31,6

26,9

27,4

28,3

 

 2

Xuất khẩu

1.186

1.574

1.525

1.596

1.604

7,8

 

(%) trong GT XK của Vùng

36,8

44,4

43,2

43,9

38,5

 

 3

Nộp ngân sách

4.147

4.454

4.836

6.730

6.774

13,1

 

(%) trong thu ngân sách của Vùng

5,7

6,0

5,3

7,6

7,4

 

Nguồn: Tác giả tính toán và xử lý từ [1], [2], [7] và [8]

Đóng góp vào GTSX CN của ĐP: Mặc dù SL dự án thu hút ĐT và đi vào hoạt động ngày càng tăng lên, tuy nhiên quy mô GTSX CN của các DN trong các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung đang có xu hướng chậm lại, tỷ lệ đóng góp vào GTSX CN của ĐP ngày càng giảm. Tính đến hết năm 2017, GTSX CN của các DN trong KCN đạt trên 83.278 tỷ đồng, BQ giai đoạn 2013 - 2017 GTSX công nghiệp của các KCN tại Vùng tăng 6,6%/năm, thấp hơn tốc độ tăng BQ GTSX CN chung của Vùng (7,6%/năm); tỷ trọng đóng góp vào GTSX CN của các KCN vào GTSX CN chung của Vùng từ 29,5% năm 2013 giảm xuống còn 28,3% năm 2017. Nguyên nhân chính dẫn đến tốc độ tăng GTSX CN của các KCN đang có xu hướng chậm lại so với GTSX CN chung của Vùng và tỷ trọng đóng góp giảm do: (i) mặc dù giai đoạn 2013 - 2017, GTSX CN của các KCN tại các tỉnh Thừa Thiên Huế tăng 14,9%/năm, Quảng Ngãi tăng 20,6%/năm và Bình Định tăng 19,6%/năm, tuy nhiên GTSX CN của các KCN của tỉnh Quảng Nam tăng trưởng âm 6,8%/năm, của thành phố Đà Nẵng, chỉ tăng 3,2%/năm trong khi GTSX CN của các KCN tại Đà Nẵng lớn nhất (chiếm hơn 42,2% GTSX công nghiệp của các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung), (ii) GTSX CN của các DN ngoài các KCN, đặc biệt là các DN trong các khu kinh tế (KKT) tại vùng KTTĐ miền Trung có sự tăng lên nhanh chóng đóng góp lớn vào GTSX CN chung của các ĐP trong Vùng, cụ thể năm 2017, GTSX CN của các KKT tại Vùng đạt 121.014 tỷ đồng, chiếm 41,1% GTSX CN của Vùng.

Đóng góp giá trị xuất khẩu (GTXK): Các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung ngày càng đóng góp to lớn cho GTXK của các ĐP trong Vùng, cơ bản đáp ứng được mục tiêu thúc đẩy GTXK.Tính đến hết năm 2017, GTXK của các KCN đạt 1.604 triệu chiếm hơn 38,5% GTXK của các ĐP trong Vùng; giai đoạn 2013 - 2017, GTXK của các KCN tại Vùng tăng BQ 7,8% năm, cao hơn 1,2% so với tốc độ tăng BQ GTXK của các ĐP trong Vùng (6,6% năm).

Đóng góp vào thu ngân sách: Các DN trong các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung cũng đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước với hơn 6.774 tỷ đồng năm 2017, tăng hơn 2.627 tỷ đồng so với năm 2013, BQ giai đoạn 2013 - 2017 tăng 13,1%/năm, cao hơn 7,2%/năm tốc độ tăng của thu ngân sách của các ĐP trong vùng (5,8%/năm). Tỷ trọng đóng góp ngân sách của các KCN vào thu ngân sách của các ĐP tăng lên nhanh chóng từ 5,1% năm 2013 lên 7,4% năm 2017. Việc đóng góp vào ngân sách của các KCN tại vùng ngày càng tăng cả về SL và tỷ trọng đóng góp chứng tỏ phần lớn các DN hoạt động trong các KCN tại vùng vẫn duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định, năm 2013 lên 6,1% năm 2017.

Phát triển về chất lượng

Về PT khoa học công nghệ: Do việc thu thập dữ liệu để đánh giá các chỉ tiêu về trình độ công nghệ (TĐCN) và trình độ quản lý thường gặp khó khăn từ công tác thống kê và tách bạch trong các khoản chi phí của các DN nên tác giả chỉ sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ vốn ĐT BQ để đánh giá TĐCN của các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung.

TĐCN của các dự án ĐT vào vùng KTTĐ miền Trung nhìn chung thấp hơn hẳn TĐCN chung của các KCN cả nước, vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Tính đến hết năm 2017, tổng vốn ĐT BQ đăng ký trên dự án của các KCN vùng KTTĐ miền Trung chỉ đạt 103,5 tỷ đồng/dự án (giảm 12,8 tỷ đồng/dự án so với năm 2013), so với suất ĐT dự án BQ của cả nước là 236 tỷ đồng/dự án (tăng 36,6 tỷ đồng/dự án so với năm 2013) thì suất ĐT các dự án của vùng KTTĐ miền Trung có quy mô chỉ đạt 44,1%. Thực tiễn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua cho thấy đóng góp nhiều nhất trong việc thay đổi công nghệ SX nói chung và nói riêng ở các KCN phải kể đến vai trò của các nhà ĐT nước ngoài. Tuy nhiên, tỷ suất ĐT đối với các dự án FDI của vùng KTTĐ miền Trung chỉ là 238,5 tỷ đồng/dự án (giảm 130,5 tỷ đồng/dự án so với năm 2013), trong khi tỷ suất ĐT đối với các dự án FDI của cả nước tại cùng thời điểm đã là 360 tỷ đồng/dự án (tăng 49,5 tỷ đồng/dự án so với năm 2013). Chênh lệch hơn 50% giữa các dự án FDI của Vùng so với mặt bằng chung của cả nước càng khẳng định các dự án trong KCN của chủ ĐT tại vùng KTTĐ miền Trung có hàm lượng ĐT cho công nghệ thấp. So sánh với suất ĐT trung bình của các vùng KTTĐ khác cũng thể hiện điều này, đặc biệt là khi so sánh với vùng KTTĐ Bắc Bộ là nơi đặt nhà máy SX của các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới tại Việt Nam thì chênh lệch về quy mô vốn ĐT trung bình dự án gấp gần 2,7 lần và dự án FDI gấp 1,7 lần. (Xem Hình)

Hình: Tỷ suất vốn ĐT/dự án tại KCN các vùng KTTĐ và cả nước năm 2013

và năm 2017

Hình: Tỷ suất vốn ĐT/dự án tại KCN các vùng KTTĐ và cả nước năm 2013 và năm 2017Nguồn: Tác giả tính toán và xử lý từ [1], [2] và [8]

Về năng suất LĐ (NSLĐ), NSLĐ/tháng tính theo GTSX của các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung năm 2017 chỉ đạt 45,9 triệu đồng/người, tăng 3,72 triệu đồng/người so với năm 2013. Tuy nhiên, trong tương quan với các vùng KTTĐ khác, NSLĐ BQ của vùng KTTĐ miền Trung cũng thấp hơn khá nhiều, mức NSLĐ tháng tính theo GTSX năm 2017 chỉ đạt khoảng 45,9 triệu đồng/người, trong khi vùng KTTĐ Bắc Bộ khoảng 136,8 triệu đồng/người, vùng KTTĐ phía Nam là 116,3 triệu đồng/người và của cả nước là 99,7 triệu đồng/người. Điều này cho thấy NSLĐ của vùng KTTĐ miền Trung còn thấp xa so với cả nước và các vùng KTTĐ khác [8].

Về hiệu quả sử dụng đất: mỗi % DT lấp đầy tại các KCN ở vùng KTTĐ miền Trung năm 2017 tạo ra được 1.365,2 tỷ đồng GTSX CN tăng 94 tỷ đồng so với năm 2013, tạo ra 26,3 triệu USD (tương đương 590,1 tỷ đồng) GTXK, tăng 3,1 triệu USD so với năm 2013. Nếu tính trên mỗi ha đất, các KCN vùng KTTĐ miền Trung năm 2017 thu hút được 51,9 tỷ đồng vốn ĐT, từ đó tạo ra được 45,8 tỷ đồng GTSX (tăng 1,5 tỷ đồng so với năm 2013), tạo ra được 0,88 triệu USD GTXK (tăng 0,07 triệu USD so với năm 2013) và nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng, tăng 0,9 tỷ đồng so với năm 2013 [8].

3.2. Phân tích một số nhân tố tác động đến phát triển KCN tại vùng KTTĐ miền Trung

Có nhiều nhân tố tác động đến PT KCN, tuy nhiên do nhiều yếu tố khác là yếu tố phi KT và không ước lượng được; hạn chế về số liệu vĩ mô… Do vậy, trong bài viết này, thông qua mô hình kinh tế lượng chỉ tập trung phân tích đánh giá 5 nhân tố tác động đến PT KCN vùng KTTĐ miền Trung, bao gồm: quy mô nền KT; SL DN; môi trường kinh doanh; ĐT PT của ĐP và LĐ làm việc trong nền KT đến mức độ phát triển của các KCN [5].

Mô hình kinh tế lượng và phương pháp ước lượng

Như mục 2.2, để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự PT các KCN, trong nghiên cứu này sẽ dựa trên mô hình (1) và (2) để phân tích.

Tuy nhiên, trong mô hình (2) sẽ xuất hiện nội sinh từ biến quy mô nền KT lnY. Mối quan hệ giữa nhau giữa lnY và lnK, lnL theo Mankiw (2010) sẽ theo phương trình (3). Khi đó, mô hình (2) sẽ được điều chỉnh thành mô hình (2A).

Lnptkcni = β0 + β1lnYi + β2lnsldci + β3hotrodni (2A)

lnY = β4lnKi + β5lnLi (3)

Do đó ở đây sẽ sử dụng phương pháp:

Hai phương trình (2A) và (3) là một hệ đồng thời. Ở đây biến nội sinh lnY được giải quyết thông qua các biến ngoại sinh ở trong phương trình (3). Trong trường hợp này theo Zellner, A & Theil.H (1962) có thể áp dụng phương pháp ước lượng 3SLS. Theo đó, các biến của 2 phương trình này được diễn giải.

Phương pháp ước lượng

Với số liệu có được của vùng KTTĐ miền Trung trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2017 nên khó có thể áp dụng phương pháp truyền thống OLS, nhưng gợi ý có thể áp dụng xây dựng dữ liệu gộp theo tỉnh và theo thời gian tạo ra dạng dữ liệu bảng. Với loại dữ liệu này có thể áp dụng các phương pháp ước lượng hồi quy gộp (Pooled OLS) với dữ liệu gộp. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, nghiên cứu áp dụng phương pháp ước lượng một hệ đồng thời hay 3SLS. Ở đây, biến nội sinh lnY được giải quyết thông qua các biến ngoại sinh ở trong phương trình (3).

Số liệu sử dụng cho phân tích

Số liệu vĩ mô lấy từ Niên giám thống kê (NGTK) và từ nguồn của Ban Quản lý các KCN các tỉnh, thành phố trong vùng và Vụ Quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Riêng số liệu hỗ trợ DN tổng hợp từ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các tỉnh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Các số liệu này được thu thập từ năm 2010 đến năm 2017. Cụ thể:

GTSX của KCN của tỉnh i trong Vùng được tính theo giá 2010, đơn vị tỷ đồng.

Quy mô KT là GRDP của tỉnh, thành phố tính bằng tỷ đồng theo giá 2010, lấy từ mục Tài khoản quốc gia trong NGTK của các tỉnh, thành phố. 

SL DN, được xác định bằng SL DN của tỉnh vào 31/12 hàng năm của các tỉnh trong mục DN của NGTK của các tỉnh, thành phố. 

Thể chế được đại diện bằng chất lượng môi trường kinh doanh của tỉnh, được xác định bởi trung bình cộng các điểm thành phần trong PCI như tiếp cận đất đai; tính Minh bạch; Chi phí thời gian và Chi phí không chính thức hàng năm của mỗi tỉnh trong vùng KTTĐ miền Trung.

Quy mô ĐT phát triển của tỉnh i trong Vùng, được xác định bằng giá trị vốn ĐT phát triển của tỉnh i, tỉnh bằng tỷ đồng theo giá 2010 trong mục ĐT của NGTK của các tỉnh, thành phố. 

Số LĐ làm việc trong nền KT của các tỉnh trong Vùng là SL LĐ trong mục dân số LĐ của NGTK của các tỉnh, thành phố.  

Phương pháp ước lượng

Với số liệu có được của vùng KTTĐ miền Trung trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2017 nên khó có thể áp dụng phương pháp truyền thống OLS, nhưng gợi ý có thể áp dụng xây dựng dữ liệu gộp theo tỉnh và theo thời gian tạo ra dạng dữ liệu bảng. Loại dữ liệu này có thể áp dụng các phương pháp ước lượng hồi quy gộp (Pooled OLS) với dữ liệu gộp. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, nghiên cứu áp dụng phương pháp ước lượng một hệ đồng thời hay 3SLS. Ở đây, biến nội sinh lnY được giải quyết thông qua các biến ngoại sinh ở trong phương trình (3).

Với kết quả ước lượng trên Bảng 4 vấn đề nội sinh đã được xử lý và ở cột cuối khi kiểm định có hệ số vif < 3, Durbin-Watson d-statistic = 1.465304 < 2. Từ đó, có thể sử dụng kết quả để bàn luận sau đây:

Thứ nhất, quy mô nền KT có tác động tích cực tới sự PT KCN. Hệ số hồi quy của biến này là 4.90 hàm ý rằng, khi quy mô nền KT tăng 1% và các yếu tố khác không đổi thì GTSX các KCN/1% lấp đầy sẽ tăng 4,9%. ĐT PT và quy mô LĐ của nền KT thúc đẩy tăng quy mô nền KT qua đó thúc đẩy sự PT các KCN.

Thứ hai, hệ số hồi quy của biến SL DN là 1.30, nghĩa là SL DN của tỉnh tăng sẽ thúc đẩy sự PT KCN. Hệ số này hàm ý khi các nhân tố khác không đổi khi SL DN tăng 1% thì GTSX các KCN/1% lấp đầy sẽ tăng 1,3%. SL các DN/dự án không có tác động quá lớn trong việc thúc đẩy PT các KCN của Vùng, nhất là khi thực trạng PT hệ thống còn ở mức hỗn loạn phức tạp.

Thứ ba, chất lượng môi trường kinh doanh càng tốt hơn sẽ thúc đẩy PT KCN. Hệ số hồi quy của biến này là 0.08 hàm ý rằng khi chất lượng môi trường kinh doanh của tỉnh tăng 1 điểm và các yếu tố khác không đổi thì GTSX các KCN/1% lấp đầy sẽ tăng 0,08%. Mặc dù là biến có tác động nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định ĐT của các DN lớn.

Bảng 2. Kết quả ước lượng theo mô hình

 

Mô hình (2A) với 3SLS

Mô hình (2)

Mô hình (2A)

với OLS

Biến phụ thuộc

lnptkcn

lnY

lnptkcn

lnYi

4.90**

(1.41)

 

3.67***

(0.60)

lnsldni

1.30*

(0.71)

 

1.40***

(0.39)

Hotrodni

0.08*

(0.05)

 

0.08**

(0.04)

lnKi

 

0.37***

(0.07)

 

lnLi

 

0.25***

(0.05)

 

Constant

-58.03***

(9.92)

3.55**

(1.12)

-45.72***

(4.57)

Observations

40

40

40

R-squared

0.8123 

0.500

0.8390

Ghi chú: trong ( ) là độ lệch chuẩn, ***,**,* là mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: Xử lý từ [1], [2], [7] và [8]

3.3. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung

Những kết quả đạt được:

Sự PT nhanh các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định: (1) thu hút được một lượng lớn vốn ĐT trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; thúc đẩy tăng trưởng ngành CN, nâng cao GTXK, giải quyết công ăn việc làm và tăng nguồn thu ngân sách, (2) góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, (3) góp phần thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực khác PT và (4) bước đầu góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái.

Hạn chế và nguyên nhân:

Hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng và PT các KCN trong Vùng còn gặp nhiều hạn chế: (1) SL các KCN đã đi vào vận hành chưa nhiều, quy mô vốn ĐT và thu hút các dự án vào các KCN hạn chế, (2) hàm lượng khoa học, công nghệ trong các dự án ĐT còn thấp; các ngành SXCN trong các KCN chưa có tác dụng đáng kể đến sự PT KT của vùng, (3) công tác quản lý KCN còn gặp nhiều khó khăn; hệ thống kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, (4) các ngành nghề thu hút ĐT vào các KCN còn trùng lắp, chính sách thu hút ĐT không đồng bộ, thiếu gắn kết và (5) thiếu sự gắn kết, hợp tác lẫn nhau giữa các KCN, các DN trong KCN trong Vùng...

Nguyên nhân của các hạn chế: (1) Công tác quy hoạch (QH) và triển khai thực hiện QH các KCN được phê duyệt chưa đáp ứng kịp yêu cầu PT; tính cục bộ ĐP trong QH và PT các KCN còn phổ biến; (2) chưa định hình được thế mạnh để PT các loại hình công nghiệp cho phù hợp với thực tế của từng ĐP, cho cả Vùng, (3) quy mô nền KT của các ĐP trong vùng còn nhỏ, vốn ĐT PT còn thấp; nền tảng CN nhỏ, chưa có đầu tàu cho sự PT CN của Vùng; (4) chưa gắn kết chặt chẽ với PT cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ khác; thiếu hệ thống và trung tâm logistics tại vùng, chưa có KCN logistics nào được thành lập (kể cả cả nước); và (5) thiếu một cơ chế đặc thù cho sự PT của Vùng nói chung và các KCN trong vùng nói riêng.

4. Gợi ý các giải pháp chính thúc đẩy phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung

Thứ nhất, từ sự liên kết Vùng, kiến nghị Chính phủ xác định vùng Duyên hải miền Trung nói chung, vùng KTTĐ miền Trung nói riêng là địa bàn trọng điểm trong chiến lựợc PT KT biển của Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết của Đảng (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018). Việc QH xây dựng các KKT, KCN trên địa bàn này phải là một phần cấu thành trong chiến lược KT biển của quốc gia. Trong đó, liên kết PT các tổ hợp đô thị CN - dịch vụ cảng biển hiện đại phải được khẳng định là trục PT chủ đạo và xuyên suốt của Vùng trong chiến lược PT hiện nay và sắp tới để làm cơ sở phân bố nguồn lực và ban hành chính sách thu hút ĐT. 

Thứ hai, cùng với việc định hình rõ ràng khung cơ cấu tổ chức và tổ chức hoạt động của Hội đồng vùng KTTĐ miền Trung, thống nhất tổ chức nghiên cứu rà soát, điều chỉnh lại QH bố trí lực lượng SX nói chung và các KCN nói riêng trên quy mô toàn vùng trong quá trình lập QH vùng (theo luật QH năm 2017) dựa trên cơ sở liên kết phát triển Vùng để làm cơ sở phân bố nguồn lực và ban hành chính sách thu hút ĐT. Đồng thời nghiên cứu xây dựng vùng Chu Lai - Dung Quất trở thành vùng CN hỗ trợ trọng điểm quốc gia nhằm tạo lan tỏa, cung cấp các sản phẩm CN hỗ trợ cho ngành CN của cả vùng KTTĐ miền Trung và cả nước.

Thứ ba, các tỉnh, thành phố cần xây dựng các kế hoạch ĐT PT hạ tầng kỹ thuật và xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố nói chung, các khu vực có KCN nói riêng. Trên cơ sở đó, Hội đồng vùng KTTĐ miền Trung, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo điều phối các vùng KTTĐ, sẽ tổng hợp và sắp xếp các dự án theo thự tự ưu tiên để kiến nghị Chính phủ ĐT (các tỉnh, thành phố không tự chạy dự án), nhằm tạo khả năng kết nối giữa các công trình kết nối quan trọng giữa các KCN với nhau; và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐT. Trước mắt, tập trung nguồn lực để ĐT các lĩnh vực: giao thông (hoàn thiện đường cao tốc, đường ven biển; nâng cấp các “đường xương cá”); cảng biển, sân bay, hạ tầng KKT, KCN và hệ thống logistics tại Vùng.

Thứ tư, đối với các KCN đã xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, cần tập trung thu hút những dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm là đầu vào cho các KKT, KCN tại Vùng, hướng mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần lựa chọn để QH 1 - 2 KCN dành riêng cho các ngành CN hỗ trợ và 1 KCN logistics.

Thứ năm, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi thu hút ĐT, xây dựng chương trình và kế hoạch xúc tiến ĐT thống nhất giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng; ưu tiên trọng điểm cho một số nhà ĐT chiến lược đối với những ngành nghề là lợi thế so sánh của các KCN trong Vùng; tiếp tục cải thiện môi trường ĐT kinh doanh và ĐT thông qua việc đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi…[6].

Thứ sáu, triển khai thực hiện liên kết PT nguồn nhân lực và thị trường LĐ chung; đầu tư nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở đào tạo, các cơ sở dạy nghề chất lượng cao đáp ứng cho PT kinh tế - xã hội và phục vụ trực tiếp cho các KCN tại Vùng.

Thứ bảy, nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật về môi trường cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện cần thiết, bố trí nguồn kinh phí để duy trì thường xuyên các hoạt động giám sát nhằm phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm để xử lý kịp thời, thỏa đáng. Đẩy mạnh liên kết giải quyết vấn đề môi trường chung và bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

1Không tính các khu công nghiệp trong các khu kinh tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Ban Quản lý các Khu công nghiệp các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ miền Trung năm 2017. Số liệu báo cáo kết quả hoạt động của các khu công nghiệp các năm 2013, 2014, 2015, 2016 và 2017.
  2. Ban Quản lý các khu kinh tế các tỉnh trong vùng KTTĐ miền Trung năm 2017. Số liệu báo cáo kết quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp các năm 2013, 2014, 2015, 2016 và 2017.
  3. Đặng Đình Đức (2019). Phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tạp chí khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển. [128], 33-49.
  4. Mankiw, N. Gregory (2002). Macroeconomics, Worth Publisher, 5th edition.
  5. Nguyễn Phúc Nguyên (2013). Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở miền Trung. Tạp chí Kinh tế phát triển. [192], 50-55.
  6. Trần Đình Thiên (2012). Đột phá cách tiếp cận phát triển cho các khu công nghiệp vùng duyên hải miền Trung. Kinh nghiệm thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng các KCN các tỉnh duyên hải miền Trung (trang 95-98). Bình Định: Quỹ nghiên cứu phát triển miền Trung.
  7. Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ miền Trung năm 2017.
  8. Vụ Quản lý các Khu kinh tế. (2017). Số liệu tổng hợp tình hình xây dựng và phát triển khu công nghiệp cả nước năm 2017. Hà Nội: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  9. Zellner, A. and Theil, H. (1962). Three-Stage Least Squares: Simultaneous Estimation of Simultaneous Equations. Econometrica, 30, 54-78.

Current situation and solutions for the development of industtrial parks in the Central key economic region

Ph.D's student Dang Dinh Duc

Hue College of Economics, Hue University

ABSTRACT:

This study analyses the current development situation of industrial parks in the Central key economic region in comparison with the Northern key economic region, the Southern key economic region and the whole country. The statistical analysis, comparison, econometric modeling methods with secondary data of provinces/cities in the Central key economic region were used to conduct this study. This study presents achievements and shortcoming of industrial park development in the Central key economic region, thereby proposing solutions to enhance the development of regional industrial parks in the coming time.

Keywords: Current situation, solution, industrial zone, the Central key economic region.