Thay vào đó, theo Alice Audrezet, giáo sư của Institut Supérieur de Gestion (Paris, Pháp) và Gwarlann de Kerviler, giáo sư của Trường Quản trị IESEG (Paris, Pháp), người tiêu dùng nay thường nhìn vào các nhân vật ảnh hưởng (influencer) trên truyền thông xã hội để điều chỉnh các hành vi, quyết định mua hàng của mình.

Đó là những người mà cách ăn mặc như thế nào, họ đi đến những nơi đâu, họ quan tâm đến ai đều có tác động đến và khơi nguồn cảm hứng cho những người theo dõi họ (follower).

Bởi thế, các nhà tiếp thị ngày càng tranh thủ cơ hội để kết nối với khách hàng bằng cách đưa hình ảnh nhãn hiệu, sản phẩm của mình vào trong các cuộc đối thoại giữa influencer với follower.

Chọn nhân vật gần gũi với khách hàng mục tiêu

Nếu doanh nghiệp dự định đầu tư thời gian, tiền bạc và nỗ lực để thuê một nhân vật ảnh hưởng cho các chiến dịch tiếp thị của mình thì nên chọn một nhân vật phù hợp với thế giới kỹ thuật số hiện nay. Doanh nghiệp nên tìm hiểu những người theo dõi tin (follower) trên các trang mạng xã hội của mình là ai, họ tương tác với nhãn hiệu của doanh nghiệp và với nhau như thế nào, quan tâm của họ là gì. Qua đó, doanh nghiệp có thể hiểu được nên chọn nhân vật ảnh hưởng nào thì sẽ được khách hàng mục tiêu của mình đón nhận nhiều nhất.

Không nên chỉ chọn người ảnh hưởng dựa trên số lượng người theo dõi họ trên các mạng xã hội

 Chẳng hạn, Selena Gomez, một nhân vật được xem là có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên các mạng xã hội năm 2016, đã được chọn làm đại sứ cho nhãn hiện Pantene Bắc Mỹ năm 2015. Mặc dù Gomez có hơn 230 triệu lượt người theo dõi từ các trang xã hội và 65% trong số đó là nữ, nhưng chỉ có 25% số này sinh sống ở Mỹ và 3% có tương tác với các bài đăng của cô. Nói cách khác, khả năng quảng bá sản phẩm cho phụ nữ ở Mỹ của Gomez sẽ rất hạn chế.

Nếu nhân vật ảnh hưởng mà doanh nghiệp chọn lựa không phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu hay việc sử dụng nhân vật ấy khiến cho doanh nghiệp tiêu tốn nhiều ngân sách thì việc đầu tư này sẽ không hiệu quả và không đem lại nhiều kết quả như mong đợi. Thay vì chỉ chú trọng đến số lượng người theo dõi của người ảnh hưởng, hãy quan tâm đến hình ảnh cá nhân và cách tương tác của họ với công chúng. Năm 2017, nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang hợp tác với những nhân vật có tầm ảnh hưởng “siêu nhỏ”. Đó là những người chỉ có chưa đến 100.000 người theo dõi nhưng đem lại cho doanh nghiệp hiệu quả rất cao trong các chiến dịch tiếp thị. Những nhân vật này chiếm đến 90% các hoạt động tiếp thị dùng người ảnh hưởng trên Instagram trong tháng 1-2017.

Sự tôn trọng

Khi hợp tác với Influencer, hãy tránh vi phạm quy trình và hạn chế tiếp cận về khoảng thời gian riêng tư của họ. Các thương hiệu không nên kiểm soát toàn bộ quy trình phát triển nội dung. Vì Influencer không thích điều này, và nó có thể đi ngược lại so với dự tính ban đầu.

Sự tin tưởng

Tôn trọng và tin tưởng đi đôi với nhau. Tuy nhiên, khi làm việc với những người có ảnh hưởng mới, thật khó để tin tưởng rằng họ sẽ giới thiệu thương hiệu dưới ánh sáng tích cực với nội dung của họ.

Theo nghiên cứu của Sprout Social, 80% Social Marketer sử dụng social media để tăng độ nhận diện cho thương hiệu và hơn một nửa họ cho rằng đo lường là thách thức lớn nhất.

Chọn kênh tiếp thị phù hợp

Không phải mạng truyền thông xã hội nào cũng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ cũng như khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một nhãn hiệu thời trang sẽ cần thể hiện sự phù hợp của sản phẩm đối với khách hàng qua các kênh thiên về hình ảnh và phim video. Một nhãn hiệu sản xuất trò chơi điện tử nhắm đến đối tượng khách hàng “teen” (tuổi vị thành niên) thì nên chọn thực hiện các chiến dịch tiếp thị dùng người ảnh hưởng qua các trang như Snapchat.