Tín dụng của phụ nữ khởi nghiệp tại quận Ninh Kiều ở Ngân hàng TMCP An Bình, Chi nhánh Cần Thơ, góc nhìn từ những yếu tố khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng

TS. ĐINH KIỆM (Nguyên Trưởng khoa Quản lý Nguồn Nhân lực, Trường Đại học Lao động Xã hội (CSII) TP. Hồ Chí Minh) -  LÂM KIM KHÔI ( Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nam Á chi nhánh Cần Thơ)

TÓM TẮT:

Mục tiêu nghiên cứu này là phân tích hoạt động quản lý chương trình tín dụng giúp phụ nữ khởi nghiệp khu vực quận Ninh Kiều  - TP. Cần Thơ nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của nhóm khách hàng là phụ nữ, đại diện hộ gia đình đang có dư nợ tại Ngân hàng TMCP An Bình, chi nhánh TP. Cần Thơ. Với số lượng 284 khách hàng cá nhân được tổng hợp thống kê theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên với bước nhảy k =3 từ danh sách người vay, kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic cho thấy khả năng trả nợ đúng hạn của phụ nữ vay vốn theo chương trình khởi nghiệp ảnh hưởng bởi các yếu tố: mục đích vay, kinh nghiệm sản xuất, độ tuổi, học vấn, tài sản đảm bảo, nguồn thu nhập, quy mô vay, lãi suất vay, thời hạn vay. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đối chiếu thảo luận và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hiện nay tại ABBank chi nhánh Cần Thơ.

Từ khóa: Khả năng trả nợ đúng hạn, phụ nữ khởi nghiệp, khách hàng cá nhân, Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Cần Thơ.

1. Giới thiệu

Khởi nghiệp đã và đang trở thành một chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế và tạo việc làm ở Việt Nam. Đối với phụ nữ, khởi nghiệp phát triển kinh doanh là một trong những giải pháp giúp phụ nữ tự tạo sinh kế, việc làm bền vững, phát triển kinh tế gia đình. Theo thống kê, phụ nữ hiện chiếm gần 50% lực lượng lao động ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực ở nước ta, là tiềm lực khởi nghiệp rất lớn, tuy nhiên lại đang bị bỏ ngỏ bởi những rào cản chủ quan và khách quan đem lại. Ngày 30/06/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 939/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”. Đề án hướng đến việc tạo ra những hệ sinh thái khởi nghiệp mới trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp, phát triển đa dạng ngành nghề, đây là chính sách ưu tiên đang được Chính phủ khuyến khích mở rộng.

Trong xu thế cả nước khởi nghiệp như hiện nay, hệ thống ngân hàng với vai trò trung gian tài chính, cung cấp nguồn vốn cho xã hội, được xem là mạch máu của nền kinh tế, các ngân hàng cũng không thể đứng ngoài cuộc. Phát triển khởi nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế cá thể và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên nhất là tầng lớp phụ nữ nhằm nâng cao đời sống và khả năng tự lập. Việc khởi nghiệp dựa vào tiềm năng cá nhân phù hợp là tiền đề quan trọng để giúp tăng thu nhập và giảm nghèo.

Phong trào khởi nghiệp của TP. Cần thơ đã được chính quyền các cấp hỗ trợ xúc tiến nhiều năm nay, trong đó có Chương trình Tín dụng Phụ nữ khởi nghiệp. Chương trình này đã hoạt động từ năm 2011. Trong quá trình thực hiện chương trình, nhiều kết quả mang lại đáng ghi nhận về lĩnh vực kinh tế và giải quyết việc làm, tuy nhiên đối với hoạt động quản lý tín dụng còn nhiều bất cập, đáng nói là khả năng trả nợ đúng hạn của người tham gia đang trở nên một vấn đề nổi cộm, nợ đọng kéo dài đang trở thành gánh nặng - nợ xấu cho các ngân hàng tham gia chương trình, trong đó có Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Cần Thơ. Tham gia hỗ trợ vốn vay cho chương trình phụ nữ khởi nghiệp ngoài việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là hình thức kinh doanh và phát triển tín dụng với khách hàng của Ngân hàng TMCP An Bình, chi nhánh Cần Thơ, tuy nhiên vấn đề đặt ra làm thế nào để quản lý tốt và hiệu quả hoạt động cho vay khởi nghiệp đối với phụ nữ. Đối với nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu nội dung về khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng đối với một chương trình tín dụng mang nội dung xã hội thiết thực, trong đó phân tích, xác định các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng thành viên tham gia chương trình khởi nghiệp; đồng thời qua đó đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm gợi ý giải pháp quản lý bền vững nguồn vốn tín dụng có yếu tố xã hội đối với các ngân hàng thương mại hiện nay.

2. Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu

2.1. Khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 21/01/2013, nợ quá hạn được định nghĩa là “khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN cũng phân loại nợ vay thành 5 nhóm có mức rủi ro khác nhau. Dựa vào nhóm nợ thì ngân hàng có thể đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khách hàng cá nhân (KHCN) chính xác, kịp thời. Từ đó, ngân hàng có thể đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng để hỗ trợ cho cán bộ tín dụng trong và sau khi cho vay. Dựa vào nhóm nợ, ngân hàng có thể đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, cá nhân chính xác, kịp thời. Từ đó, ngân hàng có thể đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng.

Khả năng trả nợ đúng hạn: Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các ngân hàng hiện nay. Mỗi khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng sẽ được xác định bởi một bộ thông tin (do khách hàng cung cấp, kết hợp với sự điều tra từ cán bộ tín dụng). Thông tin của khách hàng là một véc tơ n chiều gồm các biến định tính và định lượng. Với n biến này, cán bộ tín dụng cần phân loại khách hàng thuộc nhóm nào, từ đó quyết định cho khách hàng vay hay không với mức sai lầm thấp nhất.

Trong tài liệu Basel Committee on Banking Supervision - 2006, Ủy ban Basel cũng định nghĩa khách hàng “default - không có khả năng trả nợ đúng hạn” là những khách hàng thuộc một trong các dấu hiệu hoặc tất cả dấu hiệu như sau: (i) khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn mà chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để hoàn trả; (ii) khách hàng có các khoản nợ xấu có thời gian quá hạn trên 90 ngày.

Rủi ro trong cho vay KHCN: Các khoản cho vay KHCN thường có nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng. Đối với các khoản cho vay kinh doanh, ngân hàng và khách hàng thường có sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi, tức là lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay. Vì vậy, nguy cơ rủi ro về lãi suất đối với cho vay kinh doanh sẽ thấp hơn so với cho vay cá nhân, cho vay khách hàng cá nhân dễ gặp rủi ro đạo đức.

Khi quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng không được thực hiện đúng theo hợp đồng thì rủi ro xuất hiện, với hoạt động cho vay thì đó là rủi ro cho vay. Theo Trần Huy Hoàng (2011), rủi ro tín dụng có 2 cấp độ: Khách hàng trả nợ không đúng hạn và khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng. Hậu quả của rủi ro có thế xảy ra ở 4 trường hợp đối với nợ lãi và nợ gốc. Đó là việc không thu hồi được lãi đúng hạn hoặc không thu đủ lãi, không thu được vốn đúng hạn và không thu đủ vốn. Khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập của người đi vay. Tuy nhiên, đối với những khách hàng cá nhân có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà họ không thể thực hiện trả nợ hoặc trì hoãn trả nợ, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, rủi ro xẩy ra do các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lý yếu, thiếu kinh nghiệm và áp dụng trình độ kỹ thuật và khoa học công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh trên thị thường bị hạn chế, hoặc các rủi ro khách quan khác.

2.2.  Khái niệm khởi nghiệp (Startup)

Theo Neil Blumenthal, Đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky được trích dẫn trên tạp chí Forbes: Khởi nghiệp là hoạt động của một công ty hoặc cá nhân nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo. Đối với Eric Ries, startup là một định chế/tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn.

Theo Stevenson (1989), khởi nghiệp là "quá trình theo đó các cá nhân nhận thức rõ ràng về sự tự lập và sở hữu doanh nghiệp, phát triển ý tưởng cho việc kinh doanh, tìm hiểu quá trình trở thành một doanh nhân và thực hiện việc bắt đầu và phát triển của một doanh nghiệp".

Tại Việt Nam, khái niệm “khởi nghiệp” trong cộng đồng startup không nhất quán với khái niệm thế giới. Khái niệm này được đa phần mọi người hiểu theo nghĩa là bắt đầu kinh doanh, mục đích là tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động. Vì vậy, khởi nghiệp là sự chấp nhận rủi ro để tự làm chủ tạo lập một doanh nghiệp mới và thuê người khác làm việc cho mình. Trong nghiên cứu này có thể định nghĩa: “khởi nghiệp là việc một cá nhân tận dụng cơ hội thị trường và năng lực của bản thân để tạo dựng một công việc kinh doanh mới”.

Phụ nữ tham gia khởi nghiệp được hiểu là cá nhân/nhóm phụ nữ/tổ chức do phụ nữ làm chủ sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới và bán ra thị trường để có doanh thu, lợi nhuận cho chính bản thân cá nhân/nhóm phụ nữ/ tổ chức/người lao động, góp phần tạo sinh kế, phát triển kinh tế và xã hội. Mặt khác, hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi sự và phát triển kinh doanh trên lĩnh vực tài chính/ngân sách phải được thực hiện ở nhiều quy mô, cấp độ khác nhau phù hợp với từng loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh, trong đó cung cấp vốn tín dụng từ các ngân hàng là một kênh cấp vốn hết sức quan trọng. Từ giải quyết vấn đề việc làm cho phụ nữ, nhiều doanh nghiệp nhỏ xuất hiện tại các địa phương sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu đói nghèo, thất nghiệp, ổn định xã hội.

Tổng quan một số nghiên cứu trước có liên quan

Roslan & Karim (2009) với nội dung nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các đối tượng tín dụng vi mô tại Agribank. Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu gồm 10 biến độc lập: Giới tính, độ tuổi, thu nhập, tỷ lệ nợ quá hạn, lĩnh vực sản xuất, quy mô khoản vay, thời hạn cho vay, thâm niên, người phụ thuộc, lãi suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người vay hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ít rủi ro hơn đối với những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, (iv) quy mô khoản vay càng lớn thì tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp, (v) thời hạn cho vay tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê, và (vi) thời gian cho vay càng dài thì tỷ lệ nợ quá hạn càng cao.

Bekhet & Eletter (2014), nghiên cứu về nhu cầu vay nợ của các hộ gia đình. Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu gốm có 13 biến: Độ tuổi, giới tính, thu nhập, thâm niên, kinh nghiệm, người phụ thuộc, loại hình công ty, nguồn trả nợ dự phòng, tỷ số nợ/thu nhập, thu nhập, kỳ hạn vay, quy mô khoản vay, và lãi suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy 7 biến có ý nghĩa thống kê với quyết định cấp tín dụng từ ngân hàng. Đó là độ tuổi, giới tính, tổng thu nhập, loại hình công ty khách hàng làm việc, nguồn trả nợ, tỷ số nợ/thu nhập, và tổng thu nhập.

Phan Anh Tú, Nguyễn Hữu Thọ (2020), nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn để khởi nghiệp kinh doanh tại TP. Cần Thơ. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn để khởi nghiệp chung của người dân tại TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 yếu tố tương quan thuận đến khả năng tiếp cận vốn để khởi nghiệp bao gồm: Quen biết với ngân hàng, tài sản thế chấp, quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận kỳ vọng, trong đó tài sản thế chấp và quen biết với ngân hàng là 2 yếu tố tác động mạnh nhất. Trong nghiên cứu này cũng nêu lên có 15,38% những người khởi nghiệp tham gia vay vốn từ các ngân hàng thương mại và chính sách không có phương án trả nợ hợp lý nguy cơ khoản vay sẽ trở thành nợ xấu.

Mô hình nghiên cứu định lượng: Qua xem xét các lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với dữ liệu thu thập được, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với các biến: mô hình nghiên cứu cụ thể ban đầu gồm 15 biến (1 biến phụ thuộc, 14 biến độc lập) cụ thể như sau:

KNTN = β0 + β1*HONNHAN + β2*HOCVAN01 + β3*HOCVAN02+β4*TUOI01 + β5*TUOI02 + β6*THUNHAP + β7*PHUTHUOC + β8*SOTIENVAY + β9*LAISUAT + β10*THOIHANVAY + β11*MUCDICH01 + β12*MUCDICH02  + β13*KINHNGHIEMSXKD  + β14*BIENPHAPBAODAM + Ui

Trong đó: biến phụ thuộc: KNTN: Khả năng trả nợ đúng hạn. Biến phụ thuộc KNTN: dạng biến định tính, nhị nguyên, đại diện cho khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Biến phụ thuộc chỉ có thể nhận 1 trong 2 giá trị là 0 hoặc 1: KNTN = 0 khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn; KNTN = 1 khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn. Nợ nhóm 1 và 2 được đánh giá là có khả năng thanh toán đúng hạn, ngược lại nếu khách hàng có khoản nợ bị liệt vào các nhóm 3, 4, 5 sẽ bị xem là không có khả năng thanh toán. Các biến độc lập tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan được đưa vào bước đầu gồm:

Các biến độc lập 

 - Mục đích sử dụng vốn vay: (MUCDICH01; MUCDICH02): gồm hai biến giả (Dummy), để đo

lường biến, MUCDICH01= 1 Nếu vay cho SX nông nghiệp, = 0 Nếu khác mục đích này; MUCDICH02= 1 Nếu vay cho kinh doanh thương mại, dịch vụ, = 0 Nếu khác mục đích này.

- Thu nhập sau khi vay (THUNHAP): Để đo lường biến, nghiên cứu này sử dụng thu nhập của khách hàng cá nhân sau khi vay vốn với kỳ vọng tương quan thuận.

- Lãi suất vay (LAISUAT): Biến được đo lường bằng lãi suất phải trả của khách hàng cá nhân khi đi vay từ Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Cần Thơ, kỳ vọng tương quan nghịch.

- Tuổi người đi vay (TUOI 01, TUOI 02): Để đo lường biến, nghiên cứu này sử dụng số tuổi theo nhóm của khách hàng cá nhân đi vay vốn, với kỳ vọng tương quan nghịch, gồm hai biến giả (Dummy), để đo lường biến, TUOI 01= 1 nếu độ tuổi từ 20-30, = 0 nếu khác nhóm tuổi này; TUOI 02 = 1 nếu độ tuổi từ 31-60, = 0 nếu khác nhóm tuổi này.

- Tỷ lệ người phụ thuộc (PHUTHUOC): Để đo lường biến, nghiên cứu này sẽ lấy số lượng các thành viên trong gia đình không tạo ra thu nhập/Tổng số nhân khẩu của khách hàng vay vốn.

- Trình độ học vấn khách hàng (HOCVAN01, HOCVAN02): Áp dụng phương pháp biến giả, HOCVAN01 = 1 nếu đạt trình độ từ trung học trở xuống, = 0 nếu khác trình độ này; HOCVAN02 = 1 nếu trình độ cao đẳng, đại học và trên ĐH, = 0 nếu khác trình độ này.

- Tình trạng hôn nhân (HONNHAN): dạng biến giả, HONNHAN = 1 nếu có gia đình, = 0 nếu khác Khả năng trả nợ đúng hạn càng cao nếu khách hàng vay đã lập gia đình.

- Hình thức bảo đảm (BIENPHAPBAODAM): Là tài sản đảm bảo dùng bảo đảm cho khoản vay của khách hàng cá nhân. Sử dụng biến giả, nhận giá trị là 1 nếu vay không có tài sản thế chấp (tín chấp), ngược lại là 0 khi vay có tài sản thế chấp.

- Thời hạn cho vay (THOIHANVAY): số tháng tính từ khi khách hàng nhận nợ vay lần đầu đến thời điểm trả nợ cuối cùng.

- Số tiền vay vốn (SOTIENVAY): là tổng số tiền mà khách hàng được ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng.

- Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh (KINHNGHIEMSXKD): Số năm đã hoạt động trong lĩnh vực khách hàng SXKD.

Tóm lại, mô hình nghiên cứu có 11 biến được trình bày nhằm giải thích cho biến độc lập là khả năng trả nợ vay của khách hàng tham gia vay vốn tại Ngân hàng ABBANK chi nhánh Cần Thơ.

Mô tả lý thuyết định lượng của mô hình Logit- Goldberger (Maddala,1984): Mối quan hệ giữa biến độc lập Yi và các biến phụ thuộc X1, X2, … Xi sẽ được biểu diễn như sau:

  • Xác suất khách hàng trả nợ: Pr (Y=1/ X1, X2, … Xi) =
  • Biến Z được biểu diễn: Z = β0 + β1X1+ β2X2+ β3X3…++ βiXi
  • Nếu xác suất Pr (Y=1/ X1, X2, … Xi) ≥ 0,5 tức khách hàng có khả năng trả nợ,

Pr (Y=1/ X1, X2, … Xi) < 0,5 tức khách hàng không có khả năng trả nợ

Mô hình nghiên cứu chi tiết có dạng:

L = ln  (1)

Trong đó Y nhận giá trị =1 nếu người vay có khả năng trả nợ đúng hạn, và = 0 nếu khả năng không trả nợ đúng hạn.

P (Y=1) = P0 là xác suất người vay trả nợ đúng hạn.

P(Y=0) = 1 - P0: xác suất người vay không trả nợ đúng hạn.

Xi: các biến độc lập i= 1,15; ; Ln viết tắt của logarit cơ số tự nhiên e =2,714

=  hay tương ứng :  (2)

Công thức (2) chính là công thức xác định tác động biên của biến Xi lên Po

Nói rõ hơn: khi biến Xi tăng/giảm một đơn vị với các điều kiện khác không đổi thì xác suất về khả năng trả nợ đúng hạn tăng/giảm một mức xác suất là %.

Phương pháp nghiên cứu

Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu:

Tổng thể nghiên cứu quy mô gồm 980 khách hàng lấy từ dữ liệu trong bảng thuộc đối tượng cho vay khách hàng cá nhân thuộc chương trình tín dụng phụ nữ khởi nghiệp tại quận Ninh Kiều, đến thời điểm ngày 31/12/2019. Kích thước mẫu khảo sát gồm 284 khách hàng trong bảng (chọn ngẫu nhiên với bước nhảy k=3); Về hôn nhân: có 259 người đã lập gia đình chiếm 91,2% (còn lại 25 người độc thân chiếm 8,8%); Trình độ học vấn có 135 người trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 47,6%, có 149 người từ trung học trở xuống chiếm 52,4%; Thu nhập: có 196 người có thu nhập từ 8-13 triệu đồng chiếm 96%, có 88 người thu nhập trên 13 triệu đồng chiếm 21%; Số tiền vay: vay từ 15 đến 50 triệu đồng có 178 người chiếm 62,7%, có 106 người vay trên 50 triệu chiếm 37,3%; Mục đích vay vốn: có 172 người vay với mục đích thương mại dịch vụ chiếm 60,5%; Kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh có 91 người có kinh nghiệm trên 2 năm chiếm 32%, còn có 193 người có kinh nghiệm từ 2 năm trở xuống; Thế chấp tài sản: có 74 người có tài sản thế chấp khi vay chiếm 26%, còn lại là vay dạng tín chấp.

Phân tích và thảo luận kết quả: (Bảng 1)

Sự phù hợp của mô hình: Mô hình có hệ số MC Fadden - R2 = 88.96%, cho thấy sự tham gia của các biến giải thích được tương đương gần 89% sự biến thiên về khả năng trả nợ đúng hạn của các đối tượng vay vốn là khách hàng cá nhân theo chương trình khởi nghiệp phụ nữ quận Ninh Kiều vay tại Ngân hàng ABBank Chi nhánh TP. CầnThơ.

Với Kiểm định Hosmer - Lemeshow về sự phù hợp mô hình, từ kết quả ở Bảng 2, ta có giá trị P-value của H-L = 0.99 > 0.05 đưa đến kết luận chấp nhận giả thiết có nghĩa lả mô hình phân nhóm mẫu theo các biến nêu trên là phù hợp với dữ liệu ở mức tin cậy 5%.

Kiểm định Chisquare-Wald đối với các biến độc lập kết quả từ Bảng 2 cho thấy các giá trị P-value của các biến: HOCVAN01, THUNHAP, PHUTHUOC, SOTIENVAY, LAISUAT, THOIHANVAY, MUCDICH02, KINHNGHIEMSXKD và BIENPHAPBAODAM đều nhỏ hơn giá trị 0.05 nên kết luận các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 5%.

Như vậy, dựa vào kết quả của Bảng 2, phương trình hồi quy có thể viết lại mô hình như sau:

KNTN =  - 2,443*HOCVAN01 + (2.40E-06)*THUNHAP + 4,711*PHUTHUOC– 

(1.09E-07)*SOTIENVAY – 3,462*LAISUAT + 0,0843*THOHANVAY  +  8,268*MUCDICH02 + 3,681*KINHNGHIEMSXKD – 8,435*BIENPHAPBAODAM + 7,033              

3. Phân tích khả năng trả nợ theo tình huống xác suất

Từ Bảng 3 cho thấy phân loại đối tượng trả được nợ và không trả được nợ theo 2 tiêu chí: quan sát thực tế và dự đoán. Trong 103 trường hợp quan sát khả năng không trả được nợ đúng hạn, thì dự đoán có 98 trường hợp không trả được, tỉ lệ dự đoán đúng là 98/103 = 95,15%. Trong 181 trường hợp quan sát khả năng trả được nợ đúng hạn, dự đoán có 175 trường hợp trả được, tỉ lệ dự đoán đúng là 175/181 = 96,69%.

Như vậy, tỷ lệ trung bình dự đoán đúng của toàn bộ mẫu là (95,15+96,69)/2 = 96,13%. Mô hình logit đạt được độ tin cậy về xác suất dự đoán.

4. Phân tích giá trị tác động biên (tương ứng với xác suất dự kiến) (Bảng 4)

Phân tích và trình bày kết quả: (sử dụng xác suất chọn Po = 50%)

Tóm lại, mô hình hoàn chỉnh Binary Logistic về khả năng trả nợ của khách hàng vay thuộc chương trình vay Phụ nữ Khởi nghiệp tại quận Ninh Kiều -TP. Cần Thơ gồm 9 biến độc lập, trong đó có 5 biến số lượng và 4 biến giả, thứ tự theo yếu tố tác động quan trọng lần lượt là: BIENPHAPBAODAM, MUCDICH02, PHUTHUOC, KINHNGHIEM, LAISUAT, HOCVAN01, THOIGIANVAY, THUNHAP, SOTIENVAY

Thảo luận kết quả:

Từ kết quả ở Bảng 4, so sánh với các nghiên cứu trước, nhóm tác giả đi đến phân tích, thảo luận và nhận định như sau:

Biến Học vấn (HOCVAN 01):

Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi người vay chương trình vay phụ nữ khởi nghiệp  Quận Ninh Kiều tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Cần Thơ, nếu có trình độ học vấn thuộc nhóm từ trung học trở xuống thì xác suất về khả năng trả nợ đúng hạn trung bình của họ sẽ giảm khoảng 61,08%% so với người vay có học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên (khi chọn xác suất khả năng trả nợ là Po=50%).

Trình độ học vấn có mối quan hệ ngược chiều với khả năng trả nợ vay đúng hạn của người vay thuộc chương trình phụ nữ khởi nghiệp là phù hợp với thực trạng quản trị tín dụng tại An Bình Bank chi nhánh Cần Thơ. Những người Phụ nữ ở Ninh Kiều nếu có trình độ cao thường có cách tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ bài bản, mối quan hệ làm ăn rộng rãi và hiệu quả thường mang lại tốt hơn. Xu hướng này phù hợp với các nghiên cứu của Jonathan Crook (1995), Bekhet &Eletter (2004) và Đặng Thị Cẩm Nhung (2015).

Biến thu nhập (Thunhap):

Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi người vay chương trình vay phụ nữ khởi nghiệp  Quận Ninh Kiều tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Cần Thơ, nếu có tổng thu nhập tăng lên từ 1 triệu đồng/tháng thì xác suất về khả năng trả nợ đúng hạn trung bình của họ sẽ tăng (tuy nhiên xác suất tăng không đáng kể) so với người vay có thu nhập thấp hơn (khi chọn xác suất khả năng trả nợ là Po=50%).

Quy mô số tiền vay (SOTIENVAY):

Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi người vay chương trình vay phụ nữ khởi nghiệp  Quận Ninh Kiều tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Cần Thơ, nếu có quy mô số tiền vay theo hợp đồng tăng lên thêm 1 triệu đồng thì xác suất về khả năng trả nợ đúng hạn trung bình của họ sẽ giảm (tuy nhiên xác suất giảm không đáng kể) so với người vay có thu nhập thấp hơn (khi chọn xác suất khả năng trả nợ là Po=50%).

Chương trình vay vốn vì mục đích khởi nghiệp của phụ nữ ở Ninh Kiều nếu vay số lượng càng lớn thường có khả năng trả nợ đúng hạn kém hơn so với người có thu nhập thấp (thông thường họ vay quy mô nhỏ, nên hiệu quả sản xuất mang lại không cao). Phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Jonathan Crook (1995), Roslan &Karim(2009) và của Đặng Thị Cẩm Nhung (2015).

Lãi suất vay (LAISUAT):

Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi người vay chương trình vay phụ nữ khởi nghiệp  Quận Ninh Kiều tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Cần Thơ, nếu có lãi suất theo hợp đồng vay tăng lên 1%/năm đối với số tiền vay theo hợp đồng thì xác suất về khả năng trả nợ đúng hạn của họ sẽ giảm 86,55%  (khi chọn xác suất khả năng trả nợ là Po=50%).

Chương trình vay vốn vì mục đích khởi nghiệp của phụ nữ ở Ninh Kiều nếu lãi vay càng lớn thường đối tượng vay sản xuất kinh doanh chủ yếu là sản xuất nhỏ nên lợi nhuận mang lại khá thấp và thời gian kéo dài, dẫn đến khả năng trả nợ đúng hạn kém. Điều này so sánh với các nghiên cứu của Jonathan Crook (1995), Roslan &Karim (2009) và Đặng Thị Cẩm Nhung thì có khác và ngược lại, lý do là chương trình này vay khởi nghiệp, lãi suất có tính đến yếu tố ưu đãi xã hội, số tiến vay thường quy mô không lớn, quy mô lợi nhuận không cao.

Thời gian vay (THOIGIANVAY):

Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi người vay chương trình vay phụ nữ khởi nghiệp  Quận Ninh Kiều tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Cần Thơ, nếu hợp đồng vay có thời gian tăng thêm 1 tháng thì xác suất về khả năng trả nợ đúng hạn của họ sẽ tăng lên 2,11% (khi chọn xác suất khả năng trả nợ là Po=50%). Thời gian vay đối với khoản tiền vay của người vay theo hợp đồng tín dụng phụ nữ hiện tại có mối quan hệ cùng chiều với khả năng trả nợ đúng hạn của người vay thuộc chương trình phụ nữ khởi nghiệp là phù hợp với thực trạng quản trị tín dụng tại An Bình Bank chi nhánh Cần Thơ.

Mục đích vay (MUCDICH 02):

Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi người vay chương trình vay phụ nữ khởi nghiệp  quận Ninh Kiều tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Cần Thơ, nếu hợp đồng vay cho mục đích đầu tư  cho kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ thì xác suất về khả năng trả nợ đúng hạn của họ sẽ tăng lên 206,69% so với những người vay cho mục đích sản xuất chuyên về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,…). Điều này là diễn ra đúng với thực trạng khả năng trả nợ của người vay nói chung tại Ngân hàng An Bình Cần Thơ, vì đầu tư sản xuất kinh doanh ngành Nông nghiệp năng suất và lợi nhuận không cao lại thường gặp rủi ro do thiên tai, biến động thị trường nông sản,… nên khả năng trả nợ của họ rất kém so với sử dụng vốn cho mục đích SXKD ngành Dịch vụ trên địa bàn Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố (khi chọn xác suất khả năng trả nợ là Po=50%).

Kinh nghiệm sản xuất (KINH NGHIEM SXKD)

Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi người vay chương trình vay phụ nữ khởi nghiệp  quận Ninh Kiều tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Cần Thơ, nếu người tham gia vay có kinh nghiệm sản xuất trong ngành nghề mà mình đăng ký trong hợp đồng vay tăng thêm một năm kinh nghiệm thì xác suất về khả năng trả nợ đúng hạn của họ sẽ tăng lên 92,02%. Vì đây là chương trình tín dụng cho vay phụ nữ khởi nghiệp, bên cạnh đó do đặc điểm của chương trình hiện nay chủ yếu vốn vay được đăng ký cho mục đích vay SX nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ và SX tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề,… do đó nếu người vay vừa có khả năng tổ chức SXKD tốt và còn có kinh nghiệm trong sản xuất - quản lý thì sẽ giúp cho việc sản xuất hiệu quả cao. (khi chọn xác suất khả năng trả nợ là Po=50%).

Biến biện pháp bảo đảm nguồn vốn vay (BIENPHAPBAODAM)

Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi người vay chương trình vay phụ nữ khởi nghiệp  quận Ninh Kiều tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Cần Thơ, nếu hợp đồng vay đối với người vay có tài sản đảm bảo (không thế chấp tài sản) thì xác suất về khả năng trả nợ đúng hạn của họ sẽ tăng lên  210,87% so với những người vay chỉ dưới hình thức tín chấp thông qua giới thiệu của các đoàn thể địa phương. (khi chọn xác suất khả năng trả nợ là Po=50%).

4. Một số hàm ý quản trị

Qua kết quả nghiên cứu và thảo luận ở chương 4, nhóm tác giả đề xuất mang tính gợi ý một số hàm ý quản trị sau đây:

Thứ nhất, về nhân tố Biến biện pháp bảo đảm nguốn vốn vay: Kết quả mô hình nghiên cứu ta có biến hôn nhân có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%, biến biện pháp bảo đảm (-8,345) cho thấy có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Đối với các nguồn vay có tài sản đảm bảo thì khả năng trả nợ đúng hạn càng cao. Do đó, khi triển khai cho vay theo chương trình hạn chế tình trạng vay tín chấp nếu thực hiện tín chấp cần xem xét các yếu tố khác có liên quan như mục đíach vay vốn, số người phụ thuộc trong gia đình kết hợp với kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ vay.

Thứ hai, về yếu tố Mục đích sử dụng vốn vay: Kết quả mô hình nghiên cứu ta có biến mục đích vốn vay có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%, biến MUCDICH02 (+8,268) có ảnh hưởng tích cực và có tác động mạnh đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng. Mục đích sử dụng vốn vay đúng và sử dụng trong mục đích kinh doanh dịch vụ và SX tiểu thủ công nghiệp tại địa bàn quận Ninh Kiều sẽ tạo khả năng trả nợ vay đúng hạn của người vay cao đối với vay cho mục đích sản xuất nông nghiệp (vì hàm chứa nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Thứ ba, về yếu tố Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của chủ hộ vay: Kết quả mô hình nghiên cứu ta có biến kinh nghiệm SXKD có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%, biến KINHNGHIEM (+3,681) có ảnh hưởng tích cực đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Khả năng trả nợ đúng hạn càng cao nếu số năm kinh nghiệm càng cao. Số năm kinh nghiệm phản ánh những đúc kết trải nghiệm quý báu trong quá trình SXKD, và đặc biệt hơn với các hộ gia đình hay các cá nhân làm trong lĩnh vực khởi nghiệp thì kinh nghiệm càng lâu năm thì đa phần làm ăn hiệu quả hơn.

Thứ tư, về yếu tố Lãi suất cho vay theo hợp đồng: Kết quả mô hình nghiên cứu ta có biến lãi suất vay có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%, biến lãi suất (-3,462) có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Lãi suất vay càng thấp thì khả năng trả nợ đúng hạn càng cao. Do đó, khi triển khai cho vay theo chương trình cần xét nếu hợp đồng vay có lãi suất cao hơn mức trung thì cần phải xem xét thêm tính khả thi của dự án chủ vay. Ngoài ra, cần xem xét các yếu tố khác có liên quan hỗ trợ như biện pháp bảo đảm, mục đích vay vốn, số người phụ thuộc trong gia đình kết hợp với kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ vay.

Thứ năm, về yếu tố trình độ học vấn của người đứng tên vay: Từ kết quả mô hình nghiên cứu, ở đây biến Hocvan01, nghĩa là nhóm cá nhân phụ nữ vay có trình độ dưới mức trung học, biến có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%, như vậy biến học vấn 01 (-2,443) có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Như vậy, trình độ học vấn càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạn càng cao.

Thứ sáu, về yếu tố thời hạn vay theo hợp đồng: Kết quả mô hình nghiên cứu ta có biến thời hạn vay có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%, biến thu nhập (+0,0843) có ảnh hưởng tích cực đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng (tuy không cao). Đối với Thời gian vay càng dài thì khả năng luân chuyển vốn kịp thời hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

Thứ bảy, về yếu tố Thu nhập của người vay: Kết quả mô hình nghiên cứu ta có biến thu nhập có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%, biến thu nhập (+2,40 E-06) có ảnh hưởng khá tích cực đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Do đó, trong quá trình xét duyệt hồ sơ cho vay thì nhân viên tín dụng cho vay cần phải xác định được mức thu nhập của người tham gia. Cộng với yếu tố về tính khả thi của dự án cho vay, và các yếu tố liên quan khác để xem xét tính hiệu quả SXKD từ dự án có đem lại thu nhập cho khách hàng để trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Crook, J. (1995). Time series explanations of merger activity: Some econometric results. International Review of Applied Economics, 9(1), 59-85.
  2. Bekhet, H. A., & Eletter, S. F. K. (2014). Credit risk assessment model for Jordanian commercial banks: neural scoring approach. Review of Development Finance, 4(1), 20-28.
  3. Đinh Kiệm (2017), Kinh tế lượng ứng dụng với phần mềm Eviews (chương trình nâng cao), Trường đại học Tài chính Marketing.
  4. Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Cần Thơ (2016, 2017, 2018, 2019). Bảng cân đối tài khoản; Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình-chi nhánh Cần Thơ; Hệ thống dữ liệu ABBANK.
  5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 09/2017/TT-NHNN: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
  6. Phan Anh Tú, Nguyễn Hữu Thọ (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn để khởi nghiệp kinh doanh tại TP. Cần Thơ, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 3/2020.

  The credit programs of An Binh Bank - Can Tho City Branch to help women launch new businesses in Ninh Kieu Distric: A study on the ability to pay debts on time of women entrepreneurs

Ph.D Dinh Kiem

Former Dean, Faculty of Human Resource Management

University of Labour and Social Affairs - Ho Chi Minh City Campus

Lam Kim Khoi

Director, Nam A Commercial Joint Stock Bank - Can Tho City Branch

ABSTRACT:

This study analyzes the management of credit programs which help women launch new businesses in Ninh Kieu District, Can Tho City. This study is to determine the factors affecting the ability to pay debts on time of female customers who borrow money from An Binh Joint Stock Commercial Bank - Can Tho City Branch. By analyzing data sets collected from 284 individual customers with the Binary Logistic regression analysis, the study’s findings indicate that the ability to pay debts on time of women entrepreneurs who run startup companies is dependent on the loan purpose, experience in production management, age, education level, collateral, income source, loan amount,  lending interest rate, loan term. Based on the study’s results, some governance implications are proposed to the An Binh Joint Stock Commercial Bank - Can Tho City Branch to improve its credit performance.

Keywords: ability to pay debts on time, women entrepreneurship, individual customers, An Binh Commercial Joint Stock Bank, Can Tho City Branch.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 2, tháng 1 năm 2021]