xuất khẩu gỗ
Xuất khẩu gỗ tăng đột biến nhờ các FTAs, sản lượng gỗ rừng trồng tăng

 

Với mức tăng này, xuất khẩu gỗ và sản phẩm là bức tranh sáng nhất, dù thống kê theo tiêu chí nào.

Nếu so với kim ngạch xuất khẩu chung cả nước, xuất khẩu gỗ và sản phẩm có mức tăng gấp hơn 2 lần (51% so với 23,2%).

So trong nhóm hàng nông lâm sản, xuất khẩu gỗ và sản phẩm cũng có mức tăng gấp hơn 2 lần (51% so với 22,2%).

So trong hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, xuất khẩu gỗ và sản phẩm có mức tăng gấp gần 3 lần (51% so với 18,6%)

So trong nhóm 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu gỗ và sản phẩm đứng thứ ba, chỉ thua xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng và sắt thép.

Thứ tự tốc độ tăng trưởng của nhóm 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như sau

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,5 tỉ USD, tăng 72,6%

Sắt thép đạt 1,1 tỉ USD, tăng 71,9%;

Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,4 tỉ USD, tăng 51%;

Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 6,9 tỉ USD, tăng 27,3%

Điện thoại và linh kiện, đạt 9,3 tỉ USD, tăng 22,8%;

Giày dép đạt 3,2 tỉ USD, tăng 15,4%;

Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,6 tỉ USD, tăng 11,6%;

Thủy sản đạt 1,01 tỉ USD, tăng 0,7%;

Hàng dệt may đạt 4,76 tỉ USD, tương đương cùng kỳ năm trước.

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua, có đóng góp lớn từ sự thông thoáng của hệ thống pháp luật kinh doanh trong nước.

Đồng thời, các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới được ký kết như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là nhân tố quan trong để xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ bứt phá.

Cũng cần nói thêm, sản lượng gỗ rừng trồng tăng đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ động trên 70% nguồn nguyên liệu đầu vào.

Đây là cơ sở giúp từng bước giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, góp phần giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đồng thời tạo ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy mức tăng tiến vượt bậc của sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng. Cụ thể , năm 2019 đạt 19,5 triệu m3, tăng gấp 6 lần so với năm 2006 với 3,01 triệu m3.

Năm 2020 ước tính đạt 20,5 triệu m3 và cơ bản đạt mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 là 20 – 24 triệu m3/năm.

Đặc biệt trong 2 tháng đầu năm 2021, dù có 1 tuần nghỉ Tết Nguyên đán, sản lượng gỗ khai thác vẫn đạt 1,85 triệu m3, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước.