Trăm năm biến tấu áo dài Việt Nam

Áo dài là một sản phẩm của riêng phụ nữ Việt. Vì thế, từ “áo dài” được đưa nguyên bản vào Từ điển Oxford, không dịch ra tiếng Anh, và được giải thích: “Trang phục của phụ nữ Việt Nam với hai tà áo trư
Vào thập niên 30 của thế kỷ trước, Lemur Cát Tường, một họa sỹ người Sơn Tây đã làm đảo lộn mọi suy nghĩ về trang phục của phụ nữ Việt bằng kiểu áo dài Lemur, với vai bồng, cổ tròn khoét sâu, viền đăng ten, hoặc kiểu lá sen tròn.

                                     Năm 2013, tại Hà Nội có cuộc trình diễn mẫu áo dài Lemur Cát Tường

Họa sỹ Cát Tường đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân, ngũ thân, biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau. Đồng thời, hơi chiết eo để tôn vinh vòng 1, trong khi áo tứ thân, ngũ thân suôn từ trên xuống dưới.

                                                                         Chiếc áo ngũ thân kín cổ, suôn từ trên xuống dưới

Cổ áo khoét sâu và hơi chiết eo của Lemur đã bị xã hội công kích dữ dội, bị cho là “hết sức lố lăng, mầm mống suy đồi”.

Một họa sỹ khác là Lê Phổ đã chữa cháy sự “nổi loạn” của Lemur, đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào. Sự dung hợp giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh và giữ nguyên dáng vẻ cho tới cuối những năm 1960.

                           Bức tranh của Lê Phổ khắc họa hình dáng người thiếu nữ trong kiểu áo dài do ông thiết kế hồi thập niên 1930.

Sau năm 1954, ở miền Bắc, áo dài không có nhiều biến đổi, chỉ có những biến tấu nhỏ ở cổ áo, tay áo… song vẫn dựa trên nền áo dài Lê Phổ. Thủ phủ áo dài Hà Nội những năm 1954-1975 là những hiệu may ở Lê Văn Can. Chủ hiệu chủ yếu xuất thân ở làng Trạch Xá, huyện Ứng Hòa. Do vậy, các cửa hiệu đều mang chữ “Trạch” như Mỹ Trạch, An Trạch, Vạn Trạch, Phương Trạch…

Ở miền Nam, áo dài có sự cải tiến nhiều hơn. Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may với cách ráp tay giác lăng. Cách ráp này giải quyết được khó khăn nhất: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách.

                                 
                                                     Áo dài với cách ráp tay giác lăng

Đến thập niên 1970 xuất hiện kiểu áo dài mini giác lăng, được nữ sinh sử dụng rộng rãi. Theo phiên bản này, áo ngắn tay giác lăng có tà chỉ qua đầu gối, nhưng hai ống quần ôm lòa xòa phủ kín đôi chân, làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương.

                                                                                                     Áo dài mini giác lăng

Hiện nay, có hàng trăm nhà thiết kế áo dài. Trong đó, nhiều tên tuổi đã vượt ra ngoài biên giới nước Việt như Sỹ Hoàng, Võ Việt Chung, Ngân An, Minh Hạnh… Áo dài có sự biến tấu nhiều hơn bao giờ hết, nhằm đáp ứng cho nhu cầu mặc ở nhiều không gian khác nhau: ngày Tết, đi lễ hội, đám cưới, làm trang phục công sở, đồng phục học sinh…

                                                               Áo dài cách tân dành cho giới trẻ

Sự phát triển của xã hội tạo nên những nét đặc trưng cho áo dài ở mỗi thời kỳ. Nhưng tựu chung, áo dài lúc nào cũng đẹp, nữ tính và đại diện cho truyền thống của phụ nữ Việt.


Vân Gia