Trung Quốc dùng thương mại điện tử để kích cầu nông sản hậu Covid

Livetream bán hàng đang tạo ra các kênh bán hàng mới cho các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc, thúc đẩy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của covid-19. Thương mại điện tử không chỉ giúp nông dân thoát khỏi nghèo đói mà còn tạo điều kiện cho sự hồi sinh của vùng nông thôn Trung Quốc.

Hồ Bắc được biết đến là nơi sản xuất nông nghiệp quan trọng của Trung Quốc với các loại nông sản như gạo, dầu, rau, trái cây, trà và các sản phẩm thủy sản.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của họ đã bị chặn lại do sự bùng phát của COVID-19.

Tỉnh Hồ Bắc đã mở lại các kết nối giao thông của Vũ Hán đến các khu vực bên ngoài thành phố vào ngày 8 tháng 4. Với dịch bệnh đang dần được kiểm soát, nhiều sản phẩm đặc trưng ở tỉnh Hồ Bắc đã bắt đầu được bán và lưu hành.

Bán hàng
Công nhân trình bày quy trình trồng quả việt quất trong nhà kính thông qua nền tảng livestreaming

Tỉnh Hồ Bắc đã tổ chức hai chương trình livestream bán hàng nhằm giới thiệu các sản phẩm từ tỉnh Hồ Bắc để giúp các doanh nghiệp và nhà bán lẻ của tỉnh phục hồi sau nhiều tháng bị khóa bởi đại dịch COVID-19.

Chương trình giới thiệu 16 sản phẩm, bao gồm đồ ăn nhẹ và nông sản, từ các thành phố trong tỉnh Hồ Bắc.

Mỗi chương trình kéo dài hai giờ đã thu hút 15,45 triệu khách và khoảng 660.000 đơn đặt hàng, tạo ra tổng doanh thu khoảng 23 triệu nhân dân tệ (3,25 triệu USD).

Là khu vực sản xuất chính cho con tôm chiếm gần một nửa sản lượng của cả nước, Tỉnh Hồ Bắc đang phải chịu đựng tình trạng thừa cung của con tôm.

Thông qua nhiều nỗ lực, con tôm ở tỉnh Hồ Bắc đã được bán thành công cho hơn 360 thành phố trên cả nước và khối lượng bán hàng hàng ngày đạt mức 710 tấn vào thứ Năm, theo thống kê mới nhất từ ​​Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hồ Bắc.

Hồ Bắc
Một chương trình livestream bán hàng tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

Zhang Chuanyin, giám đốc trung tâm phát triển nông nghiệp ở Qianjiang, tỉnh Hồ Bắc, cho biết: "Khoảng 65% người dân đã tiếp tục làm việc trong thị trường buôn bán con tôm ở Qianjiang, với hơn 1.500 công nhân trở lại làm việc vào thứ năm".

Theo Zhang, 58 tuyến hậu cần đã được khôi phục, bao gồm các tỉnh Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang và 5.511 tấn con tôm đã được vận chuyển trong cả nước.

Các nền tảng thương mại điện tử như Jingdong, Pinduoduo và Taobao cũng đã ra mắt các lĩnh vực bán hàng đặc biệt và mở chương trình livestream cho các doanh nghiệp nông nghiệp ở tỉnh Hồ Bắc.

Cam
Người nông dân đã biết áp dụng nền tảng livestream để bán hàng

Khoảng 1.019 tấn cam địa phương đã được bán thông qua các nền tảng thương mại điện tử từ ngày 17 đến 22 tháng 3.

Trong khi đó, ngành chè Trung Quốc đã mua hơn 800 tấn chè từ tỉnh Hồ Bắc.

Các doanh nghiệp thực phẩm và đồ ăn nhẹ cũng tham gia vào chương trình khuyến mãi, bao gồm Bestore, điều hành hơn 2.400 cửa hàng trên cả nước và dự kiến ​​sẽ mua các sản phẩm nông nghiệp từ Hồ Bắc.

Livestream
Li Yaoyang, đồng sáng lập Saffron, một nhà hàng ở Wudaoying Hutong của Bắc Kinh, đang phát trực tiếp các video ngắn cho thực khách

Ngành công nghiệp phục vụ của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát của covid-19. Các nhà hàng đã phát triển ý tưởng sáng tạo để giảm tổn thất, từ phát sóng trực tiếp đến các dự án cộng đồng.

Một nhà hàng chuyên về ẩm thực từ tỉnh Vân Nam có tên là In & Out, nằm ở Sanlitun khu giải trí nổi tiếng ở Bắc Kinh đã tổ chức bán hàng trên trang web của họ vào mỗi cuối tuần từ ngày 15/3. Sản phẩm là những đặc sản của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Li Gang chủ nhà hàng In & Out cho biết, từ đầu tháng Hai chúng tôi đã cung cấp xương sườn được bảo quản đặc biệt Vân Nam như là sản phẩm nửa chín đầu tiên của mình trên trang trực tuyến WeChat. Hơn 300 phần sườn đã được bán trong tuần đầu tiên.

Sau khi thấy rằng không có người mua trái cây và rau quả từ các nhà cung cấp của mình ở Côn Minh, thủ phủ của Vân Nam, Li quyết định bán túi quà rau và một số đồ ăn nhẹ địa phương, như đậu phụ, trên WeChat.

Bán hàng

Bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, số lượng lớn cam không bán được ở quê nhà của Xiao Qinren, quận Jintang ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên phía Tây Nam Trung Quốc. So Xiao, (giữa) một sinh viên năm cuối tại Đại học Xihua, quyết định mở rộng các kênh bán hàng cho cam và bán chúng thông qua một nền tảng phát trực tuyến trong vườn cây của mình.  Trong khoảng 10 ngày, Xiao và bạn bè của anh đã bán được 9.000 kg cam.

Li cũng thành lập một bộ phận thương mại điện tử vào tháng 2 để đối phó với các dự án kinh doanh mới của mình. "Trước đại dịch, tôi tập trung chủ yếu vào dịch vụ ngoại tuyến, chẳng hạn như tạo ra các món ăn mới, nhưng COVID-19 đã khiến tôi phải nắm lấy hoạt động trực tuyến", anh nói.

Bán hàng

Công nhân trình bày quả việt quất thông qua nền tảng livestreaming khi lễ hội mua sắm quả việt quất trực tuyến bắt đầu tại quận Bảo Sơn, Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, vào ngày 25 tháng 4 năm 2020. Trồng và chế biến quả việt quất là nền tảng chính của nền kinh tế địa phương, với giá trị sản lượng hàng năm trên 500 triệu nhân dân tệ.

Phát trực tiếp đã trở thành một nguồn thu nhập khả thi cho ngành nông nghiệp Trung Quốc. Theo một báo cáo được công bố bởi Trung tâm thông tin mạng Internet Trung Quốc, Trung Quốc đã có 397 triệu người dùng trên nhiều trang web phát trực tiếp vào cuối năm ngoái và họ đã cho thấy sức mua đáng gờm.

Nguyên Vỵ (theo China Daily)