Truyền lửa tình yêu hàng Việt nơi vùng cao

Đưa hàng Việt về miền núi chưa bao giờ là việc dễ, ngay cả với các cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp quy mô. Song tại xã Ngọc Sơn - một trong những xã miền núi khó khăn của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bìn
Ngọc Sơn hiện vẫn là xã 135. Xã nằm ở vị trí khá biệt lập, địa hình vùng núi cao, giao thông đi lại chưa được thuận lợi nên việc vận chuyển hàng hóa vẫn còn khó khăn.Xã Ngọc Sơn nhìn từ trên cao. Để lên tới xã Ngọc Sơn, chúng tôi phải qua 3 chặng xe, tai đôi lúc ù đi vì thay đổi độ cao đột ngộtCon đường lên xã tuy đã được bê tông hóa song đi lại vẫn tương đối khó khăn khiến vận chuyển hàng hóa lên đây không phải việc dễ dàng. Có lẽ vì thế, để tìm được một cửa hàng tươm tất ở đây khá khó. Xung quanh không khó để thấy nhiều tiệm tạp hóa tạm bợ, lụp xụp.Các tiệm tạp hóa dựng tạm san sát nhau tại Ngọc SơnKhông khó để thấy những tiệm tạp hóa như thế này tại xã vùng caoTrải qua chặng đường hơn trăm cây số, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được tới cửa hàng của anh Lê Văn Hùng - nơi được chọn làm điểm bán hàng Việt đầu tiên của tỉnh Hòa Bình. Nhìn từ ngoài vào, cửa hàng anh rất bề thế, bắt mắt.Cửa hàng bề thế nổi bật giữa trung tâm khiến nhiều người không khỏi ngoái nhìn. Đập vào mắt chúng tôi là câu khẩu hiệu nghe rất vui tai: Cần là có, Mó là thấyChuyên nghiệp không thua kém những cửa hàng, cửa hiệu nơi miền xuôi. Cửa hàng của anh được sắp xếp khoa học, ngăn nắp và vô cùng hấp dẫn.Các gian hàng được sắp xếp rất bắt mắt nhìn ngay từ cửa vàoNgười mua rất tin tưởng khi mua sắm tại đâyVốn là một giáo viên, nên công việc bán hàng của anh chỉ được bắt đầu sau giờ dạy ở trường. Anh thường mở hàng vào tầm giữa trưa, và tầm đó cũng là tầm những chuyến xe chuyển hàng lên cho cửa hàng anh. Dịp cận Tết, những chuyến hàng như thế này thường khoảng 3 chuyến một tuần.Chuyến xe chuyển hàng Việt lên vùng caoCông việc bán hàng của anh cũng rất tất bật, bởi cửa hàng anh không thuê người bán hàng, một mình anh kiêm nhập hàng, bán hàng và tư vấn khách hàng. Những ngày đầu mới mở cửa hàng, do thói quen tiêu dùng của người dân nơi đây chỉ dùng hàng giá rẻ, tiện đâu mua đấy nên anh không dám nhập nhiều hàng trong nước. Song giờ đây, 95% lượng hàng trong cửa hàng là hàng trong nước. Sức mua của người dân đối với hàng Việt cũng ngày một tăng chóng mặt.Tranh thủ sắp xếp lại các kệ hàng. Hiện nay, cửa hàng của anh 95% là hàng Việt NamThay đổi thói quen tiêu dùng của người vùng cao là việc không tưởng. Song với người thầy giáo tận tâm này, anh lại nghĩ khác. Anh chấp nhận những ngày đầu vắng khách, chấp nhận để người dân cầm hàng về dùng thử, thấy thích sẽ quay lại trả tiền sau, liên tục có những chương trình tặng quà, giảm giá cho người dân... Có những người nhìn cửa hàng quá bề thế không dám vào vì sợ giá cao, anh kiên nhẫn mời khách hàng vào cửa hàng thăm quan, không mua cũng không sao. Đó chính là lý do giờ đây, lượng hàng Việt tiêu thụ trong cửa hàng ngày một lớnNgười dân đã dần thay đổi thói quen tiêu dùngThói quen tiêu dùng ngày một thay đổi tích cựcTừ những vật dụng nhỏ nhất, như các đồ nhựa, bát đĩa anh nhập cũng đều là hàng trong nướcĐúng như khẩu hiệu vui ngoài cửa hàng "Cần là có, Mó là thấy", khách hàng có thể tìm được bất cứ thứ gì mình cần tại đây.Khách hàng có thể tìm thấy bất cứ thứ gì mình cầnTừ những sản phẩm đồ chơi...thậm chí cả trang sức vàng bạc...Các loại bóng đèn...Từ những ngày đầu vắng khách, giờ đây, lượng khách đã ngày một ổn định và đông dần. Bởi khách hàng tìm thấy sự yên tâm khi mua những sản phẩm trong nước tại đây. Hơn nữa, anh còn tư vấn rất tận tình từng sản phẩm khiến người dân hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ, thêm niềm tin vào các sản phẩm trong nước.Chị Bùi Thị Chinh (dân tộc Mường) là khách hàng thân thiết tại đâyNgười dân đã không còn e ngại khi vào những cửa hàng lớn mua sắm.
Thói quen tiện đâu mua đấy, mua ở những cửa hàng tạp hóa tạm bợ đã dần thay đổiNhiều mặt hàng phong phú phục vụ khách hàngVừa là người bán hàng, anh không tiếc bỏ nhiều thời gian ra tư vấn người tiêu dùng. Miễn là họ thêm hiểu và tin dùng sản phẩm trong nướcCông việc của anh ở cửa hàng khá tất bậtCụ bà Bùi Thị Yêm (63 tuổi) rất hay đến đây mua sắm. Thay vì thói quen mua hàng giá rẻ, mua ở những cửa hàng nhỏ, tiện đâu thì mua đấy, nay cụ Yêm đã rất tin tưởng hàng trong nước vì giá không đắt lại tốt, thi thoảng cửa hàng lại hay có giảm giá.Cụ Yêm (63 tuổi) Cũng không khó hiểu khi tỉnh Hòa Bình lại chọn đây làm điểm bán hàng Việt. Không chỉ bởi quy mô cửa hàng, mà ở đó còn có một người thầy, một người bán hàng tận tâm. Ngoài việc quan tâm là phải bán được sản phẩm, thì để người dân tin và dùng sản phẩm đó một cách lâu dài không phải điều ai cũng làm được.Không chỉ giỏi gieo con chữ, người thầy ấy đã ươm mầm ý thức, truyền ngọn lửa tình yêu hàng Việt vào người dân vùng cao nơi đây bằng chính tâm huyết của mình