Từ 30/5 hàng xuất khẩu sang Pakistan phải có giấy chứng nhận Halal

Hàng nhập khẩu vào Pakistan phải có phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hồi giáo do cơ quan có thẩm quyền cấp. Trên bao bì phải được ghi bằng tiếng Urdu và tiếng Anh; logo của cơ quan chứng nhận Halal phải được in trên bao bì bán lẻ...

Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, Bộ Thương mại Pakistan đã ban hành quyết định tất cả mặt hàng lương thực nhập khẩu vào Pakistan phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hồi giáo (Halal) được Chính phủ Pakistan cấp, có hiệu lực từ ngày 30-5-2020.

Tháng 2/2020 Bộ Thương mại Pakistan ban hành quy định đối với nhãn mác của các mặt hàng lương thực thực phẩm nhập khẩu vào Pakistan, theo đó:

- Thời hạn sử dụng của sản phẩm tại thời điểm nhập khẩu phải còn ít nhất 66% kể từ ngày sản xuất.

- Các thành phần và chi tiết của sản phẩm (thành phần dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng, v.v...) trên bao bì phải được in bằng tiếng Urdu và tiếng Anh .

- Logo của cơ quan chứng nhận Halal phải được in trên bao bì bán lẻ.

- Hàng nhập khẩu phải có phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hồi giáo do cơ quan có thẩm quyền cấp. 

Hiện nay, Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Pakistan và Việt Nam mới chỉ đạt 633 triệu USD là rất thấp so với tiềm năng. 

Pakistan có thế mạnh trong xuất khẩu dụng cụ phẫu thuật, lương thực, hải sản, công nghệ thông tin, sản phẩm da, và thuốc chữa bệnh. Cơ hội xuất khẩu các sản phẩm này sang Việt Nam là rất hấp dẫn.

Việt Nam - PakistanHai đang đặt ra mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều có mức tăng vượt bậc, hướng tới đạt 1 tỉ USD trong thời gian tới.

Chứng nhận Halal là chứng nhận được áp dụng đối với nông sản và hàng hóa trên toàn thế giới nếu những mặt hàng này muốn nhập khẩu vào các quốc gia ở Trung Đông hoặc các quốc gia có người theo đạo Hồi. Giấy chứng nhận Halal xác thực rằng sản phẩm không có chất cấm theo yêu cầu Shari’ah Islamiah (luật Hồi giáo) và đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất. Người Hồi giáo luôn lựa chọn và tin tưởng những sản phẩm có chứng nhận Halal hơn là những sản phẩm không có nguồn gốc khác.

Mục tiêu của chứng nhận Halal nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất hay chế biến theo đúng yêu cầu của kinh Qur’an và luật Shari’ah của người Hồi giáo. Và tất cả các sản phẩm tất nhiên phải đảm bảo chất lượng. 

Thanh Xuân