Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thực hiện PCCN tại các doanh nghiệp dệt, may.

Tỷ lệ vụ cháy toàn ngành so với cả nước không cao, (chiếm 0,9% ), nhưng tỷ lệ thiệt hại lại lớn (chiếm 32,8% tổng thiệt hại các vụ cháy).

Sáng ngày 8/11/2018, Công đoàn Dệt May Việt Nam phối hớp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức  buổi Tọa đàm về vai trò của Tổ chức Công đoàn trong việc  phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện công tác PCCC tại các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam.

Ông Lê Nho Thướng, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam phát biểu

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, ông Lê Nho Thướng, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam cho biết:  Hiện cả nước có khoảng  6.000 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dệt, may với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Ngành Dệt May đang đóng vai trò là một trong những ngành kinh tế quan trọng vì thế buổi Tọa đàm này nhằm mục đích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn PCCN với các cơ sở Dệt May để góp phần phát triển ổn định của ngành.

Nói về tình hình cháy nổ tai các cơ sở dệt, may trong năm 2018, Thượng tá Đoàn Văn Quỳnh – Phó Trưởng phòng Công tác phòng cháy, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cho biết, Trong năm 2018, chỉ tính riêng ngàng dệt,may  đã có khoảng 25 vụ cháy tại các cơ sở dệt, may gây thiệt hại trên 324 tỷ đồng, làm chết 1 người và bị thương 4 người. Tuy tỷ lệ vụ cháy toàn ngành so với cả nước không cao, (chiếm 0,9% ), nhưng tỷ lệ thiệt hại lại lớn (chiếm 32,8% tổng thiệt hại các vụ cháy). Điều đó cho thấy, khi xảy ra cháy thì nguy cơ cháy lan nhanh dẫn đến cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và sức khỏe con người tại các cơ sở dệt may.

Toàn cảnh buổi tạo đàm

Vĩ  lẽ đó, ông Lê Nho Thướng Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam đã nhấn mạnh: Việc đảm bảo công tác PCCC trong ngành Dệt May là nhiệm vụ quan trọng trọng và phải được quan tâm thỏa đáng cũng như phát huy vai trò của người đứng đầu, của Công đoàn, các tổ chức quần chúng và toàn thể CBCNV. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành dệt may, cần nêu cao tinh thần phòng cháy hơn chưa cháy, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, đầu tư duy trì tốt mọi hoạt động tăng cường bảo đảm an toàn PCCC và triệt để khắc phục các tồn tại nếu có.

Cũng tại buổi tọa đàm này 8 đơn vị doanh nghiệp dệt, may tiêu biểu khu vực phía bắc như: May 10, May Hưng Yên, May Đáp Cầu, Đức Giang, Dệt May Hà Nội, May Huế… đã đưa ra các tham luận hữu ích về bài học và kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện tốt công tác PCCN tại các đơn vị.

Điển hình như tại Công ty TNHH- MTV Dệt kim Đông Xuân, nhờ có sự phối hợp của BCH Công đoàn với cán bộ chuyên trách xây dựng lịch kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian quy định, BCH Công đoàn từng bộ phận đã chủ động phối hợp với đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra trở thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa các nguy cơ cháy nổ.

Đại diện lãnh đạo Công đoàn Công ty TNHH – MTV Dệt Kim Đồng Xuân đã cho biết Công ty đã trải qua 60 năm phát triển luôn là đơn vị dẫn đầu trong công tác PCCN, công tác này đã góp một phần quan trọng trong việc đánh giá của những khách hàng khó tính như Wrap; Triumph; Unicharm.. và cũng nhờ đó Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng, đơn hàng của Nhật, Mỹ, Hàn Quốc… tạo việc làm ổn định cho CBCNV cũng như ổn định phát triển sản xuất