Vì sao nên leo thang bộ mỗi ngày?

Khi nói đến leo thang bộ, nhiều người sẽ lo lắng rằng, leo thang bộ sẽ không tốt cho khớp gối, không có lợi cho tim mạch và sẽ làm ảnh hưởng đến cột sống. Vậy, leo thang bộ có lợi hay có hại cho sức khỏe, chúng ta cùng xem những phân tích sau đây về tác dụng của việc leo thang bộ đối với sức khỏe nhé.

Những lợi ích của leo thang bộ

1. Leo thang bộ có thể giảm mỡ toàn thân

Câu trả lời là có nếu bạn tập đủ và đúng cách. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trung bình một người sẽ đốt cháy ít nhất là 0,1 calo cho mỗi bước trèo lên và 0,05 calo cho mỗi bước đi xuống. Do đó, bạn có thể đốt cháy được khoảng 100 calo bằng cách đi bộ lên xuống cầu thang trong 10 phút.

Trong mỗi bước lên, cơ thể bạn bạn đòi hổi sự phối hợp của nhiều nhóm cơ từ cơ bắp chân, cơ đùi trước, đến mông, hông và cả cơ lõi đều phải làm việc. Do đó việc tiêu thụ chất béo ở những khu vực này được đẩy nhanh, có lợi cho việc giảm cân. Cơ bắp của bạn sẽ phát triển, ngày càng săn chắc hơn. Hình thể cũng dần thay đổi, ngày càng thon gọn, khỏe khoắn hơn.

Đó là lý do tại sao, leo thang bộ được xếp vào danh sách những bài tập giảm mỡ toàn thân hiệu quả nhất.

Thang bộ
Leo thang bộ trong 10 phút, bạ đã có thể đốt cháy 100 calo

2. Leo thang bộ tốt cho tim mạch và phổi

Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Thể thao Anh cho thấy những lượt leo cầu thang ngắn trong 5 ngày một tuần trong 8 tuần đã làm tăng 17% VO2 max ở phụ nữ trẻ. VO2 max là lượng ô xy tối đa mà tim, phổi có thể cung cấp cho cơ bắp trong quá trình tập luyện.

Leo thang bộ đòi hỏi cơ thể bạn phải vận động nhiều và liên tục. Nó giúp tim làm việc năng suất và hiệu quả hơn, tích cực bơm máu, đồng thời cải thiện hệ thống mạch máu. Vận động làm thông thoáng các động mạch, nâng cao lưu lượng máu, tốt cho huyết áp của bạn. Những người leo cầu thang thường ít bị đau tim hơn một phần tư so với những người đi thang máy.

Ngoài ra, sự trở lại nhanh chóng của máu tĩnh mạch có thể ngăn ngừa hiệu quả chứng mệt mỏi cơ tim và giãn tĩnh mạch.

Thnag bộ
Leo thang bộ sẽ cải thiện hệ thống mạch máu, tốt cho tim, phổi

3. Leo thang bộ giảm nguy cơ đột quỵ

Một nghiên cứu được tiến hành trên 11.000 nam giới tại Mỹ đã đưa ra kết luận: Những vận động thể chất tương tự như leo thang bộ có khả năng hạn chế nguy cơ đột quỵ. Những người có thói quen leo cầu thang 3-5 lần mỗi ngày giảm 29% so với những người khác. Tỷ lệ tử vong thấp hơn một phần ba so với những người không tập thể dục.

Trong nghiên cứu do Trường Khoa học Thể thao và Sức khỏe Thụy Điển tiến hành, các tác giả đã theo dõi 316.137 người trưởng thành trong độ tuổi từ 18 đến 74. Những người tham gia được kiểm tra sức khỏe trong khoảng thời gian 20 năm.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những người trước đây ít tập bài tập tăng cường tim, phổi - đang có mức VO2 max thấp, nếu bắt đầu tập leo cầu thang, có thể giảm tới 9% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và các biến cố tim mạch.

Đột quỵ
Những người có thói quen đi thang bộ 3-5 lần mỗi ngày sẽ giảm 29% nguy cơ đột quỵ

4. Leo thang bộ tăng sức bền, tăng tuổi thọ

Khi mới làm quen với bài tập này, bạn sẽ gặp phải các vấn đề như đau nhức cơ, chuột rút hoặc hụt hơi. Nhưng khi đã quen và nắm vững phương pháp, sức chịu đựng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

“1 tầng cầu thang là 10 giây tuổi thọ” đó là kết luận của một nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ. Cứ đi bộ hết 1 tầng cầu thang, bạn sẽ nâng tuổi thọ của mình lên 10 giây. Và với mỗi 15 phút leo cầu thang mỗi ngày, bạn sẽ tặng mình số tuổi thọ thêm 3 năm.

Leo thang bộ
Leo thang bộ sẽ giúp tăng sức bền và tăng tuổi thọ

5. Leo cầu thang giảm đau đầu

Theo một số nghiên cứu, leo thang còn giúp bạn chống lại sự hành hạ của những cơn đau đầu. Có được tác dụng này là do khi lưu lượng máu trong cơ thể được cải thiện, sẽ hạn chế hình thành những nút thắt trong dây thần kinh, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy cũng có thể cải thiện khả năng miễn dịch của bạn ở một mức độ nhất định. Do đó, leo cầu thang là một trong những lựa chọn tốt hơn để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.

Đau đầu
Leo thang bộ giảm nguy cơ đau đầu và cải thiện khả năng miễn dịch

Kỹ thuật leo cầu thang đúng cách

Lợi ích của việc leo cầu thang là rất lớn, dù là nam nữ già trẻ, ai cũng làm được. Nhưng phải biết tiến hành một cách khoa học, lượng sức mà làm, không được làm một cách liều lĩnh.

Leo cầu thang không phải là đi trên một mặt phẳng nên cơ, khớp và dây chằng của bạn dễ gặp chấn thương. Vì vậy bắt đầu bài tập leo cầu thang thì trước hết bạn cần phải khởi động, làm nóng và giãn cơ.

Khi leo lên cầu thang nửa người trên hơi hướng về phía trước, co đầu gối nhấc chân lên, chân trước đặt vào giữa bậc thang chắc chắn rồi chân sau mới bước lên. Khi xuống cầu thang, người hơi ngửa về sau, bàn chân lần lượt đặt vào giữa bậc thang; nên đi chậm để thư giãn cơ thể, thả lỏng các nhóm cơ.

Khi mới tập nên chọn tốc độ chậm, không tăng cường độ quá 10% qua mỗi tuần Khi thấy mệt, chóng mặt, hoa mắt thì không nên cố chạy tiếp. Tuyệt đối tránh việc đốt cháy giai đoạn và bước nhiều bậc thang cùng một lúc sẽ khiến đầu gối chịu áp lực.

Thang bộ
Khi leo lên nên hướng người về phía trước, bàn chân đặt chắc chắn trên bậc thang

Ai không nên leo thang bộ

1. Người quá béo

Với một cơ thể trên béo và một cơ thể dưới mỏng. Đặc biệt với những người gần 200 cân, tốt nhất không nên chọn leo cầu thang để tập thể dục, vì đầu gối mỏng có thể không hỗ trợ tốt việc leo bậc thang.

Người béo
Người quá béo không nên leo cầu thang

2. Người có hình dạng chân không chính xác

Những người có chân vòng kiềng hoặc chân hình chữ x cũng được khuyên không nên leo cầu thang thường xuyên, họ sẽ chỉ làm tăng gánh nặng lên đầu gối và làm hỏng khớp gối.

3. Phụ nữ có thai

Bụng của phụ nữ mang thai sẽ cản trở tầm nhìn của cô ấy, và nếu cô ấy không chú ý, sẽ có một tai nạn không an toàn. Ngoài ra, leo cầu thang cũng có thể khiến tư thế của thai nhi xuất hiện dây rốn quấn quanh cổ.

BÀ bầu
Phụ nữ có thai không nên leo thang bộ

4. Bệnh nhân viêm khớp

Khi leo cầu thang, khớp gối phải nâng đỡ toàn bộ cơ thể, nếu bạn bị thoái hóa khớp mà vẫn tiếp tục leo thang thì tình trạng này sẽ ngày càng nặng hơn. Vì vậy, leo cầu thang không phải là một lựa chọn tốt cho những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp.

Bệnh khớp
Người bị thoái hóa khớp không nên leo thang bộ

5. Người già có đôi chân bất tiện

Chân và bàn chân rất bất tiện, và rất dễ bị ngã khi leo lên bậc cầu thang, điều này có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng. Vì vậy người mắc bệnh tim mạch không nên tập thể dục quá sức.

 

Nguyên Vy t/h