VINAMOTOR "đại gia" ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

5 năm (2001-2005) triển khai chương trình sản xuất lắp ráp ôtô bằng 100% nguồn vốn trong nước, VINAMOTOR không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng cao (45%/năm) mà còn xây dựng được cơ sở vật chất ban đầu, tạo

 

                                                                 .

Lựa chọn đối tác, sản phẩm và dự án đầu tư:

Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc VINAMOTOR cho biết: Trước năm 2000, các nhà máy của TCT hầu hết là nhà máy cơ khí sửa chữa ô tô, máy thi công công trình giao thông và sản xuất một số phụ tùng thay thế. Năm 2000, mặc dù chiến lược và quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp ô tô chưa được phê duyệt, VINAMOTOR đã chủ động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác, lựa chọn sản phẩm phù hợp và mạnh dạn đầu tư sản xuất lắp ráp ôtô bằng nguồn vốn trong nước. TCT quyết định chọn hãng ôtô Huyndai (Hàn Quốc) và Tập đoàn ôtô số 1 Trung Quốc để hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất ôtô buýt, ôtô tải nhẹ... Các dự án đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô giai đoạn này gồm: Cụm CN ô tô Nguyên Khê- Đông Anh, Cụm CN ô tô Thủ Đức- TP Hồ Chí Minh, Cụm CN ô tô Đồng Vàng- Bắc Giang, Cụm CN ô tô Văn Lâm- Hưng Yên, một số dự án sản xuất phụ tùng, phụ kiện ô tô và nhà máy sản xuất xe khách, xe tải tại Nghệ an, Cần Thơ, Huế, Nam Định, Hà Tây... Tổng mức đầu tư cho các dự án khoảng 3.000 tỉ đồng (200 triệu USD), số vốn tuy không lớn, nhưng so với mức đầu tư cho lĩnh vực cơ khí trước đây thì chương trình này có mức đầu tư đột phá.

Hiệu quả đầu tư:

Chương trình đầu tư sản xuất ô tô 5 năm qua của VINAMOTOR đã phát huy hiệu quả kinh tế- xã hội rõ rệt. 5 năm, sản lượng ô tô tiêu thụ của TCT đạt 30.000 chiếc. Riêng năm 2004 bán ra gần 10.000 xe và năm 2005 dự kiến là 15.000-17.000 xe các loại. Sản phẩm xe khách thương hiệu TRANSINCO hiện chiếm lĩnh 90%, xe tải nhẹ chiếm 30% thị trường trong nước. Dự án đầu tư xe khách trên 24 chỗ ngồi của Công ty ô tô 1/5, sau 5 năm tiêu thụ gần 10.000 chiếc, nâng giá trị sản lượng của Công ty từ 100 tỉ đồng (năm 2001) lên 1000 tỉ đồng (năm 2004). Dự án sản xuất xe khách tại công ty TRACOMECO đã nâng sản lượng của Công ty tăng gấp 10 lần. Dự án sản xuất xe Huynddai- Vinamotor có lãi ngay từ năm đầu đi vào sản xuất. Các dự án sản xuất phụ tùng, phụ kiện ô tô của TCT đã làm thức dậy nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất cơ khí của TCT như nhíp ô tô của Công ty 19/8, bạc ô tô Ngô Gia Tự, gioăng kính ôtô Đại Mỗ, composite và ghế đệm của Nguyên Khê, cánh cửa xe buýt 3/2, khung xe, thùng xe của 120, 30/4, Tracomeco... Chương trình đầu tư này đã tạo thêm việc làm cho gần chục nghìn lao động của TCT với mức thu nhập bình quân 1,8 triệu đ/người/tháng. Ngoài ra, còn hàng chục ngàn lao động ngoài xã hội tham gia tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, cung cấp vật tư linh kiện. Từ chương trình này, đội ngũ CNCNV của  VINAMOTOR đã trưởng thành từ khâu lập dự án, thiết kế, xây dựng nhà xưởng, lựa chọn chuyển giao công nghệ, tiếp thu công nghệ mới, quản lý, điều hành sản xuất. Tuy nhiên, một số dự án trong chương trình đầu tư còn bị kéo dài như Cụm CN Nguyên Khê- Đông Anh, Nhà máy ô tô Cần Thơ... Các dự án sản xuất phụ kiện, phụ tùng chưa triển khai mạnh, nhất là đầu tư chế tạo các bộ phận quan trọng của ô tô như động cơ, hộp số, hệ thống truyền động, tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm của TCT còn hạn chế. Khâu đào tạo nguồn nhân lực chưa tương xứng với yêu cầu phát triển doanh nghiệp.

Từ bài học kinh nghiệm sau 5 năm tạo bước đột phá trong đầu tư sản xuất ôtô, VINAMOTOR đang triển khai chương tình đầu tư phát triển Công nghiệp ô tô đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, xứng dáng là một “đại gia” trong ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam khi hội nhập- phát triển./.

   
  • Tags: