Xây dựng chiến lược kinh doanh đồng bộ, hiệu quả

Trong nền kinh tế thị trường, thương trường quyết định sự sống còn của các đơn vị sản xuất-kinh doanh. Điều này lại càng đúng với các đơn vị trong ngành Thuốc lá, một ngành không được tuyên truyền, qu

- Củng cố thị trường sẵn có:  Bước đầu, trong chiến lược về thị trường, Tổng Công ty đã chỉ đạo tất cả các đơn vị thành viên tiến hành kiểm tra đánh giá lại toàn bộ các khách hàng và đại lý về khả năng tài chính và tiêu thụ; Tập trung đầu tư cho các khách hàng và đại lý có tín nhiệm trong kinh doanh, có hệ thống chân rết vững chắc, thực hiện nghiêm chỉnh những quy định trong hợp đồng đã ký kết.

- Lập bản đồ phân vùng sản phẩm và thị trường: Thuốc lá là một ngành sản xuất có nhiều đặc thù. Mỗi vùng dân cư do hoàn cảnh địa lý, thời tiết, điều kiện kinh tế và tâm lý có những thói quen tiêu dùng khác nhau. Vấn đề đặt ra là phải nắm vững được những yêu cầu của từng vùng dân cư, thị phần để cung cấp, đáp ứng được đúng những sản phẩm thích hợp: “Chỉ bán những gì người tiêu dùng cần, không bán những gì chúng ta có”.  Nhiệm vụ quan trọng của công tác lập bản đồ phân vùng sản phẩm và thị phần là phải dự báo được khả năng tiêu thụ trước mắt và sau này của từng loại sản phẩm ở từng thị phần, chỉ ra được những loại thuốc nào có thị phần lớn, hiệu quả kinh tế cao cũng như dự báo xu thế thay đổi của từng vùng dân cư và từng thị phần.

- Mở rộng thị trường: Trước đây, các đại lý của các đơn vị thành viên thường chỉ tập trung tại các đô thị.  Vì vậy, nhiều vùng thị trường còn bỏ trống, nhất là các thị trường ở vùng sâu, vùng xa. Trước tình hình đó, Tổng Công ty đã chỉ đạo các đơn vị thành viên phải tập trung xây dựng hệ thống đại lý trực tuyến đa kênh đến khắp các tỉnh, thành, đến từng vùng, huyện, thị, nơi đông dân cư, đồng thời cố gắng xây dựng đại lý ở các vùng sâu, vùng xa. Đến nay, Tổng Công ty đã có tổng số 116 đại lý trên phạm vi cả nước.

- Kiểm soát giá cả, đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng:  Phát huy chức năng quản lý nhà nước về sản xuất-kinh doanh thuốc lá, Tổng Công ty đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tổ chức và thực hiện nhiều biện pháp như: Tăng cường kiểm soát giá bán buôn và bán lẻ của các đại lý,  thành lập các đường dây thông tin về thị trường, tổ chức vận chuyển đưa hàng đến từng vùng thị phần, thành lập bộ phận tiếp thị. Bên cạnh đó, Tổng Công ty còn thực hiện chính sách sau bán hàng như: Chăm lo tới lợi ích người tiêu dùng, cung cấp hàng đảm bảo chất lượng, đúng thời gian. Các thông tin phản hồi từ phía người tiêu dùng luôn được cập nhật và xử lý kịp thời.  Hàng năm, các đơn vị thành viên đều tổ chức hội nghị khách hàng để tìm hiểu nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của khách hàng đối với sản phẩm. Đồng thời, các đơn vị thực hiện mức thưởng xứng đáng cho các khách hàng tiêu thụ nhiều sản phẩm.

 - Tích cực tham gia các hội chợ quốc tế trong và ngoài nước, tìm kiếm các đối tác nhằm mở rộng thị trường tiềm năng. Trong nhiều năm qua, Tổng Công ty đã xuất khẩu thuốc lá điếu với  kim ngạch ngày càng tăng, riêng năm 2006, xuất khẩu thuốc lá đạt kỷ lục với kim ngạch đạt 49 triệu USD, chứng tỏ thuốc lá Việt Nam đã có vị trí trên thị trường quốc tế. Tất cả các đơn vị thành viên của Tổng Công ty đều tham gia xuất khẩu và có nhiều nỗ lực, tích cực phối hợp với Công ty Xuất nhập khẩu thuốc lá để tìm kiếm thị trường, tăng cường quan hệ khách hàng để đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh việc củng cố thị trường hiện có, Tổng Công ty đã và đang phát triển các thị trường xuất khẩu mới ở các khu vực: Nam Mỹ, Đông Âu, Trung Đông, đồng thời tìm kiếm cơ hội tại thị trường Trung Quốc. q

  • Tags: