Từ ngày 29/8 đến 1/9 Âm lịch, lễ hội Sen Đôn Ta (tên Khmer là Pchum Ben) lớn nhất trong năm cũng bắt đầu trong từng mái nhà của người dân Khmer. Với người Khmer Nam Bộ, đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất, khi con cái trở về nhà, dâng cúng lễ để hướng về người thân đã mất và cúng cho cả những vong hồn trong khắp nhân gian. 

Lễ Sen Đôn Ta gần giống với mùa Vu Lan báo hiếu của người Việt
Lễ Sen Đôn Ta gần giống với mùa Vu Lan báo hiếu của người Việt

 

Tương truyền từ thời xa xưa khi Đức Phật còn tại thế, nhà vua đương thời cứ nửa đêm là nghe tiếng than khóc không biết của ai. Khi nhờ cậy lời dạy của Đức Phật, nhà vua hiểu những tiếng rên khóc là của ngạ quỷ từ thế giới bên kia, là thân nhân quốc thích của hoàng tộc, nhưng vong hồn còn vẩn vương, thiếu ăn mặc nên đói rét ở cõi âm. Từ đó, cứ đến ngày 29/8 đến mùng 1/9 Âm lịch, người Khmer tuân theo tục cũ từ truyền thuyết, dâng cúng đồ ăn, quần áo, lên chùa và ở gia đình, để mong hương hồn những người đã khuất no đủ, nhất là người thân đã từ giã cõi đời.

Câu chuyện truyền thuyết kéo dài đến thời hiện tại, nơi người Sóc Trăng bản địa dành ba ngày để dọn dẹp tươm tất bàn thờ, con cháu tụ tập về nhà, cả gia đình đi chùa dâng lễ cúng đồ ăn, áo quần cho vong hồn bên kia thế giới. Nếu du khách đến Sóc Trăng đúng mùa Lễ Sen Đôn Ta năm nay, bạn sẽ được chứng kiến những buổi rộn ràng cả làng chơi trò chơi dân gian, chuyện trò hoặc đi lễ với nhiều thức quà đẹp, quý, ngon lành trên tay. Lễ Sen Đôn Ta chính là phần vẻ đẹp quan trọng mà người Khmer Nam Bộ kín đáo lưu giữ trong truyền thống dân gian của họ.

Mùa nước nổi còn là dịp diễn ra lễ hội Đua ghe Ngo nổi tiếng
Mùa nước nổi còn là dịp diễn ra lễ hội Đua ghe Ngo nổi tiếng

 

Người Khmer gọi lễ Oóc Om Bóc là dịp lễ “Cúng Trăng” hay “Đút Cốm Dẹp”. Với cư dân trồng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long, mùa thu hoạch sẽ diễn ra từ giữa tháng đến cuối tháng 10, khi lúa nếp trổ cờ và có thu hoạch đầu tiên. Trong lễ hội  Oóc Om Bóc, nhà nông Khmer lấy lúa nếp giã thành cốm dẹp, dâng lên Mặt Trăng cùng các loại hoa màu khác, mong sự điều tiết mùa màng tốt đẹp trong mùa vụ đang đến.

Lễ cúng của mỗi gia đình làm tại sân chùa hoặc sân nhà, với đầy đủ các thức cúng như khoai lang, chuối, dừa, cốm dẹp, bánh in, và người chủ lễ đọc lời khấn cảm tạ Mặt Trăng, xin Ngài tiếp nhận lễ vật và ban cho nhà nông mùa màng sung túc
Lễ cúng của mỗi gia đình làm tại sân chùa hoặc sân nhà, với đầy đủ các thức cúng như khoai lang, chuối, dừa, cốm dẹp, bánh in, và người chủ lễ đọc lời khấn cảm tạ Mặt Trăng, xin Ngài tiếp nhận lễ vật và ban cho nhà nông mùa màng sung túc

 

Cũng trong lễ hội Oóc Om Bóc, hàng trăm ngàn người sẽ đổ về Sóc Trăng để tham dự Hội đua ghe Ngo kịch tính và đầy tinh thần truyền thống Khmer. Những chiếc ghe Ngo dài đến 24m, do khoảng 60 tay chài bơi điều khiển. Chiếc thuyền độc mộc khổng lồ này làm từ gỗ tốt, với lũi và lái cong vút, hoa văn tinh tế với hình chạm khắc con linh thú của từng chủ ghe. 

Mỗi chiếc ghe Ngo là vật quý của phum sóc Khmer, gìn giữ tại chùa và hạ thuỷ để cho cuộc đua long trọng mừng cúng Mặt Trăng và để người dân có được ngày hội tưng bừng trước khi bước vào mùa vụ mới đầy hứa hẹn.
Mỗi chiếc ghe Ngo là vật quý của phum sóc Khmer, gìn giữ tại chùa và hạ thuỷ để cho cuộc đua long trọng mừng cúng Mặt Trăng và để người dân có được ngày hội tưng bừng trước khi bước vào mùa vụ mới đầy hứa hẹn

 

Về miền Tây mùa nước nổi như một chuyến dạo chơi thần tiên, khi ta lạc vào sự trù phú rực rỡ nhất trong năm và đón những nét thuần hậu đầy đủ nhất của mùa hội Khmer chỉ vừa chớm rục rịch bắt đầu.