Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực điện máy

Thực tế khi xảy ra khiếu kiện, khiếu nại, các tổ chức kinh doanh hàng hóa vẫn cố tình lập lờ và tìm mọi cách từ chối trách nhiệm, hoặc cố tình kéo dài thời gian với nhiều thủ tục rắc rối để khách hàng

Hội thảo đã đề cập đến nhiều vấn đề như: Xu hướng phát triển thị trường điện máy tại Việt Nam; Thực trạng việc thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cụ thể trong lĩnh vực điện máy; Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực điện máy tại các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Vai trò của chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với việc phát triển các doanh nghiệp sản xuất và phân phối các sản phẩm điện tử; Bảo vệ người tiêu dùng - Chính sách và thực trạng tại siêu thị điện máy...

Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay thị trường điện máy Việt Nam với sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, phương thức phân phối và sự phát triển của các hệ thống cung cấp đã đem lại nhiều cơ hội cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn, thỏa mãn nhu cầu đời sống. Theo báo cáo của GFK, chi tiêu cho các sản phẩm điện tử tiêu dùng tại Việt Nam quý I/2014 xấp xỉ 35 nghìn tỷ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên cùng với các cơ hội lựa chọn, sử dụng các sản phẩm điện tử phong phú, người tiêu dùng đang phải đối mặt với một loạt những hành vi vi phạm quyền lợi như: bán hàng hóa kém chất lượng với giá cao, cung cấp những thông tin sai lệch, gian dối gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ; khuyến mại không trung thực; không cung cấp hóa đơn chứng từ, từ chối bảo hành...

Theo ông Vương Ngọc Tuấn - Phó Tổng thư ký Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam thì, để bảo vệ quyền lợi của mình, khi mua sắm người tiêu dùng nên đọc kỹ các thông tin liên quan đến sản phẩm cũng như điều kiện bảo hành và phải có hóa đơn chứng từ rõ ràng; không nên mua hàng qua mạng, tivi, điện thoại mà mình chưa hiểu rõ về chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp phát hiện hàng hóa kém chất lượng hoặc gặp rắc rối liên quan đến các thủ tục mua bán hàng hóa, người tiêu dùng cần liên hệ tới các cơ quan chức năng và Hội Bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ.

Ông Nguyễn Phương Nam - Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết: “LG được lựa chọn tham gia trong việc tổ chức Hội thảo này bởi LG không chỉ là hãng điện tử công nghệ cao có quy mô toàn cầu, có sự phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam thời gian qua, mà còn là doanh nghiệp đi đầu trong việc tham gia chương trình cam kết “Doanh nghiệp lấy khách hàng làm trọng tâm” do Bộ Công Thương tổ chức”.

LG luôn tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở tất cả các khâu: từ cung cấp thông tin sản phẩm, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng, thực hiện việc sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng các sản phẩm cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, LG còn thường xuyên thực hiện các chương trình chủ động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: đến tận nhà khách hàng hướng dẫn tư vấn sử dụng; miễn phí sửa chữa và bảo dưỡng các sản phẩm hết hạn bảo hành trong các chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt... nhằm phòng ngừa hư hỏng, đem lại hiệu quả sử dụng cao cho khách hàng. Thông qua đường dây nóng 18001503, Trung tâm Hỗ trợ khách hàng 24/7 của LG thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trong vòng 24h.

Ông Ko Tae Yeon - Tổng giám đốc LG Electronic Vietnam cho biết “Chúng tôi đánh giá Hội thảo là cơ hội tốt để các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng người tiêu dùng trao đổi các ý kiến và kinh nghiệm hướng đến một thị trường điện máy phát triển lành mạnh và bền vững đem lại lợi ích cho cả các doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng”.