Bộ Công Thương sẽ bãi bỏ và đơn giản hóa 123 TTHC trong năm 2017

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước năm 2017.
Cụ thể, Bộ bãi bỏ 15 TTHC, đơn giản hóa 108 TTHC trong tổng số 4

Ngày 31 tháng 12 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành Quyết định số 14679/QĐ-BCT phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương năm 2016; Theo đó, năm 2016 Bộ Công Thương đã tiến hành sửa đổi nhiều văn bản pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:

- Ngày 06 tháng 6 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 04/2016/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, theo đó đã bãi bỏ 6 TTHC trong lĩnh vực thương mại điện tử và đơn giản hóa 43 TTHC khác trong các lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực.

- Ngày 31 tháng 12 năm 2015, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu thay thế Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BKHCN-BCT. Theo đó, Thông tư liên tịch số 58 đã bãi bỏ 01 TTHC “Cấp Quyết định kiểm tra chất lượng thép tại nước xuất khẩu (kiểm tra tại nước xuất khẩu)”, đồng thời đơn giản hóa đối với 01 TTHC khác tại Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BKHCN-BCT.

Bộ Công Thương sẽ bãi bỏ và đơn giản hóa 123 TTHC trong năm 2017 (Ảnh minh họa)

- Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (thay thế Nghị định số 72/2006/NĐ-CP); Nghị định 19/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 03 năm 2016 của Chính phủ về kinh doanh khí (thay thế Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ); Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương. Tại các văn bản này, Bộ Công Thương đã bỏ 02 TTHC trong lĩnh vực kinh doanh khí; đơn giản hóa đối với 01 TTHC trong lĩnh vực phân bón quy định tại Thông tư số 29/2014/TT-BCT, 05 TTHC trong lĩnh vực thương mại quốc tế tại Nghị định số 72/2006/NĐ-CP.

Ngoài triển khai thực hiện Phương án đơn giản hóa TTHC theo Quyết định số 14679, ngày 12 tháng 10 năm 2016 Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 23/2016/TT-BCT bãi bỏ Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 về quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tính đến cuối tháng 11 năm 2016, Bộ Công Thương đã bãi bỏ 14 TTHC, đơn giản hóa 50 TTHC trong năm 2016. Số TTHC Bộ Công Thương hiện có là 447 TTHC thực hiện ở 4 cấp chính quyền (298 TTHC thực hiện ở cấp trung ương; 136 TTHC cấp tỉnh; 10 TTHC cấp huyện và 3 TTHC cấp xã) liên quan đến 28 trên tổng số 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014. Trong tháng 12 này, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tập trung để hoàn thành 100% kế hoạch đề ra.

Ngày 9 tháng 12 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Quyết định số 4846/QĐ-BCT phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước năm 2017.

Cụ thể, Bộ sẽ bãi bỏ 15, đơn giản hóa 108 TTHC trong tổng số 443 TTHC thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Các lĩnh vực đơn giản hóa gồm: Lĩnh vực kiểm tra chất lượng thép sản xuất, nhập khẩu (5 TTHC); thương mại quốc tế (3); công nghiệp nặng (2); kinh doanh phân bón (7); kinh doanh tiền chất công nghiệp (1); hóa chất (11); điện lực (2); sản xuất, kinh doanh thuốc lá (6); kinh doanh khí (18); năng lượng (4); an toàn thực phẩm (12); sản xuất, kinh doanh rượu (19); kinh doanh xăng dầu (15); đánh giá sự phù hợp (4); xúc tiến thương mại (5); xuất, nhập khẩu (8); quản lý cạnh tranh (1)