Cần tăng hơn nữa mối liên kết trong Chương trình bình ổn thị trường

Sáng ngày 29/5/2013, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Hồ Thị Kim Thoa đã chủ trì hội nghị Sơ kết Chương trình bình ổn thị trường, giá cả năm 2012 và phương hướng triển khai thực hiện Chương trì

Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2012 cả nước có 45/63 địa phương triển khai Chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường, giá cả (tăng 9 địa phương so với năm 2011), với sự tham gia của khoảng 300 doanh nghiệp.

Thứ Trưởng Bộ Công Thương – Hồ Thị Kim Thoa phát biểu tại Hôi nghị.Thứ Trưởng Bộ Công Thương – Hồ Thị Kim Thoa phát biểu tại Hôi nghị.

 

Theo ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Chương trình đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp.Theo ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Chương trình đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp.Từ chỗ chỉ tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm trong các dịp Tết Nguyên đán, đến nay một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Lai Châu, Hà Tĩnh... đã mở rộng bình ổn đối với các mặt hàng giấy vở học sinh, dược phẩm, sữa... Các doanh nghiệp tham gia Chương trình đều cam kết bán hàng bình ổn với giá thấp hơn thị trường từ 5-10%, khi điều chỉnh giá bán phải báo cáo cơ quan quản lý xem xét.

 Để đa dạng hóa hoạt động, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, ông Châu Minh Nguyện - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai cho biết, bên cạnh việc thực hiện chương trình bình ổn giá bán tại các điểm cố định, tỉnh đã tổ chức 40 chuyến hàng lưu động tới các xã vùng sâu, vùng xa. Qua đợt bán hàng, doanh thu các mặt hàng bình ổn đạt 440 triệu đồng.

Ông Châu Minh Nguyện – Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai phát biểu tại Hội nghị.Ông Châu Minh Nguyện – Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai phát biểu tại Hội nghị.Theo ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Chương trình đã góp phần bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu và là một trong những công cụ để các địa phương chủ động trong công tác điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường, hạn chế hành vi găm hàng, tăng giá tùy tiện để giảm áp lực tăng giá trong các dịp cao điểm; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nhằm phát triển mạng lưới phân phối, đặc biệt là tại các khu vực tập trung người lao động có mức thu nhập thấp, vùng sâu, vùng xa; đồng thời đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp.

 

Bà Lê Ngọc Đào - Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Chí Minh chia sẻ về hiệu quả của Chương trình tại Thành phố.Bà Lê Ngọc Đào - Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Chí Minh chia sẻ về hiệu quả của Chương trình tại Thành phố.Nói về hiệu quả của Chương trình, bà Lê Ngọc Đào - Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: ngoài các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, Chương trình còn thu hút nhiều tổ chức tín dụng tham gia. Qua đó, Thành phố thực hiện kết nối các đơn vị này với nhau, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với lãi suất phù hợp (vay ngắn hạn 6%, trung và dài hạn 10%). Tổng nguồn vốn cho vay là 1.960 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn cho vay ngắn hạn là 860 tỷ đồng và dài hạn là 1.100 tỷ đồng.

 Tuy nhiên, Chương trình vẫn còn một số hạn chế như: Hàng hóa được thực hiện bình ổn mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường, diện mặt hàng còn hạn hẹp, số điểm bán hàng tuy được mở rộng nhưng phân bố chưa đồng đều, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế…

Để Chương trình tiếp tục phát triển và nhân rộng, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho rằng, cần tăng cường hoạt động liên kết, xây dựng mô hình kết nối từ các doanh nghiệp sản xuất đến các nhà phân phối, đặc biệt là mối liên kết giữa các nhà phân phối lớn với địa phương và người tiêu dùng trong việc tạo lập chuỗi sản xuất, cung ứng bền vững các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nhằm tạo nguồn hàng ổn định cho thị trường với giá cả hợp lý, kiểm soát được chất lượng. Đồng thời, tăng cường liên kết giữa các Sở Công Thương để hỗ trợ nhau bình ổn thị trường trên diện rộng khi có biến động.

Năm 2012, số lượng điểm bán hàng bình ổn trên cả nước ước khoảng 8.000 điểm. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 5.662 điểm (tăng thêm hơn 1.400 điểm so với năm 2011); trong đó, khu vực ngoại thành là 785 điểm bán, 11/13 khu công nghiệp, khu chế xuất có điểm bán hàng bình ổn. Tại Hà Nội, số điểm bán hàng bình ổn năm 2012 là 710 điểm, trong đó 345 điểm ở khu vực ngoại thành (tăng 22 điểm so với năm 2011) và đưa hàng tới 1.500 đại lý, cửa hàng, bếp ăn tập thể.Chương trình thu hút được sự quan tâm của nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp.Chương trình thu hút được sự quan tâm của nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp.Bà Bùi Hạnh Thu - Phó Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Sài Gòn Coop.Bà Bùi Hạnh Thu - Phó Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Sài Gòn Coop. phát biểu.
Ông Văn Đức Mười - Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Nam Kỹ Nghệ Súc sản Vissan phát biểu.Ông Văn Đức Mười - Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Nam Kỹ Nghệ Súc sản Vissan phát biểu.
Thủy Tiên