Chống gian lận song hành với thuận lợi hóa cho doanh nghiệp

Sản phẩm thép hợp kim nhập khẩu vào thị trường trong nước “hô biến” thành thép xây dựng để chịu thuế suất thấp đã xảy ra từ nhiều năm nay, và Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN đã siết được
Theo Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2013 một lượng lớn thép chủ yếu là thép phi 6 và 8 có chứa tỷ lệ 0,0008% nguyên tố Bo nhập khẩu vào Việt được hưởng thuế suất ưu đãi 0%; trong khi thép xây dựng cùng loại phi 6 và 8 có thuế suất 12 - 15%.

Đây thực chất là một hình thức gian lận thương mại. Sản phẩm thép xây dựng được gia cố thêm một tỷ lệ rất nhỏ nguyên tố Bo, khoảng 8 phần triệu, lập tức sẽ được gọi là “hợp kim” để được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%. Không chỉ trốn thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn cạnh tranh không lành mạnh, làm các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước lao đao.

Nhưng hành vi gian dối này không có “đất” hành nghề khi Thông tư Liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN được ban hành ngày 31/12/2013 quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/2014 được coi là cơ sở để quản lý chặt chẽ chất lượng đối với nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, bảo vệ hoạt động sản xuất và kinh doanh thép tại thị trường trong nước một cách lành mạnh hơn.

Theo quy định của Thông tư liên tịch 44, các loại thép nhập khẩu sẽ phải lấy mẫu để kiểm tra, nếu đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng mới cho phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, đối với nhà sản xuất thép trong nước cũng sẽ phải áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng của Thông tư này. Thông tư 44 cũng quy định rõ đối tượng và điều kiện nhập khẩu thép. Theo đó, thép nhập khẩu phải được công bố hợp chuẩn, chứng nhận hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn tương ứng bởi tổ chức chứng nhận do Bộ Công Thương - Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định, hoặc ra văn bản xác nhận.

Việc quy định buộc các doanh nghiệp sản xuất thép hợp kim phải đăng ký năng lực sản xuất tại Thông tư 44 có ý nghĩa quan trọng trong việc chống gian lận thương mại, bởi Việt Nam vẫn nhập khẩu những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được như cán tấm nóng, thép hợp kim, thép chế tạo hoặc nguyên liệu cho sản xuất như thép phế nhập tới 70 - 80% theo nhu cầu thị trường.

Kể từ ngày Thông tư 44 có hiệu lực, đã có trên 500 doanh nghiệp đăng ký kiểm tra sản phẩm nhập khẩu với Bộ Công Thương. Phần lớn doanh nghiệp đã nghiêm túc thực hiện, tuy nhiên có 3 đơn vị đăng ký nhập khẩu thép cuộn chứa nguyên tố Bo để làm thép xây dựng. Những đơn vị này được yêu cầu tách riêng mã nhập khẩu để tiến hành kiểm tra. Qua kiểm tra, cơ quan quản lý phát hiện các doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa thép hợp kim để nhập khẩu nhằm hưởng mức thuế suất 0%. Sau đó, họ đã xin không tiếp tục đăng ký nhập khẩu các loại thép nhằm trốn thuế trên nữa.

Đại diện của một số công ty thép như Công ty Thép Hòa Phát và Công ty Thép Việt Đức, Công ty Thép Việt và Tổng công ty Thép Việt Nam cho rằng, Thông tư 44 đã quản lý có hiệu quả tình trạng gian lận thương mại trong nhập khẩu thép xây dựng có gia cố thêm nguyên tố Bo với tỷ lệ thấp để trốn thuế nhập khẩu. Điều này giúp các công ty sản xuất thép trong nước yên tâm làm ăn, kích thích nhập khẩu dây chuyền sản xuất công nghệ cao, đảm bảo chiến lược cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.

Việc áp dụng Thông tư 44 đem lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cụ thể, các doanh nghiệp khi nhập khẩu sau khi được thử nghiệm, có thể công bố tới người tiêu dùng về chất lượng đã được kiểm định. Từ đó, tăng uy tín cho doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng dễ dàng định hướng, lựa chọn sản phẩm.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng gặp phải khó khăn trong quá trình nhập khẩu thép từ các nước như mất thêm thời gian từ 3 - 20 ngày để chờ đăng ký kiểm tra chất lượng của cơ quan kiểm định.

Để giúp doanh nghiệp nhập khẩu thép, trước mắt, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương sẽ tiến hành tham vấn các cơ quan quản lý về doanh nghiệp, lấy ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 44.

Thứ nhất là điều chỉnh ở Phụ lục I về Danh mục các loại thép và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép. Thứ 2 là giới hạn việc xem xét khi kiểm định các thành phần hóa học, tính chất cơ lý một số sản phẩm thép được các doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam.

Với Phụ lục II trong Thông tư 44 quy định hàm lượng nguyên tố Cr có chứa trong thép hợp kim từ 0,3% trở lên cũng sẽ được điều chỉnh để giảm tối đa đối tượng doanh nghiệp cần phải kiểm tra chất lượng.

Việc điều chỉnh này nhằm mục tiêu vừa đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng, vừa có thể chống lại gian lận thương mại, mà vẫn bảo đảm thuận lợi cho doanh nghiệp khi nhập khẩu thép n


Lê Văn