Chống hàng giả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ

Tích cực góp ý tham gia xây dựng, kiến nghị, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách và các biện pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

Đó là một trong những nội dung được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, đề nghị Hiệp Hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) cần tập trung thực hiện tốt trong thời gian tới, tại Lễ kỷ niệm 10 năm Chống hàng giả, hàng nhái (29/11/2007 – 29/11/2017), được tổ chức sáng nay, ngày 27/11 tại TP. Hồ Chí Minh.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh chống hàng giả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủThứ trưởng Cao Quốc Hưng nhận định công tác Chống hàng giả, hàng kém chất lượng là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài Buôn bán hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi, được xem như là một vấn nạn hiện nay

Tại buổi lễ kỷ niệm “10 năm chống hàng giả, hàng nhái”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ, Trưởng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, đã thay mặt Chính phủ, biểu dương những thành tích các doanh nghiệp, các lực lượng thực thi đã có nhiều cố gắng trong việc ngăn chận việc buôn bán sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng như trong quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp. Những kết quả đạt được là nhờ sự hỗ trợ của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các lực lượng chức năng, đặc biệt có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, người dân, trong đó có Hiệp hội VATAP.

Ông Nguyễn Thanh Hải – Phó Tổng giám đốc Nhựa Bình Minh kiến nghị VATAP nên hỗ trợ DN nhiều hơn về mặt pháp lýÔng Takimoto Koji -Trưởng Đại diện JETRO tại TP. Hồ Chí Minh, cho rằng hiện nay, hàng hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam bị làm giả ngày càng tinh viQuang cảnh Lễ kỷ niệm 10 năm “Ngày phòng chống hàng giả - hàng nhái 29/11”

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng nhìn nhận một cách khách quan, thẳng thắn khi những kết quả đạt được vẫn chưa thực sự đáp ứng được mong muốn của Chính phủ và kỳ vọng của người dân. Phó Thủ tướng cũng chia sẽ thêm, Chính phủ đang tập trung xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, lĩnh vực chống hàng giả chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, chúng ta phải hành động và hành động thiết thực hiện nữa, nói đi đôi với làm, duy trì liêm chính, không chấp nhận bất kỳ một hành vi nào tiếp tay, bảo kê cho các vi phạm.

Để thực hiện đạt được kết quả cao nhất những mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ đề nghị, các cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan thực thi, nhất là người đứng đầu, phải quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác về chống hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã đề ra. Trong thị trường nội địa, lực lượng QLTT và Thanh tra chuyên ngành, kiểm soát chặt chẽ, không chỉ các kênh phân phối hàng hóa truyền thống, mà còn phải chủ trọng kiểm soát bán hàng qua mạng, qua các phương thức thương mại điện tử.

Về phía VATAP, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị, Hiệp hội phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, các cơ quan chức năng, báo chí, mặt trận, đoàn thể, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp có liên quan, nghiên cứu, xây dựng và phát động Chương trình toàn xã hội tích cực tham gia công tác chống hàng giả, hàng nhái, đẩy mạnh mọi mặt công tác, tuyên truyền trên các kênh thông tin, để nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp. Tích cực vận động hội viên thực hiện tốt các quy định của pháp luật, hợp tác với các lực lượng chức năng phòng chống hàng giả, sẵn sàng tố giác tội phạm để xử lý nghiêm minh. Tích cực góp ý tham gia, xây dựng, kiến nghị, đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách và các biện pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Nhận định về công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái hiện nay, ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch VATAP cho biết, trong 10 năm qua, các bộ, ngành, địa phương, lực lượng 389 quốc gia, QLTT, công an, hải quan đã triển khai nhiều kế hoạch đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, qua đó triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, tạo sự chuyển biến tích cực; kiểm soát, ổn định thị trường, mang lại niềm tin cho doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, ông Bảo cũng thừa nhận rằng, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn ra khá phổ biến, ngày càng tinh vi, mang tính toàn cầu và có tốc độ phát triển rất mạnh, hiện chưa có giải pháp hữu hiệu để loại trừ, đây có thể nói được xem như là một vấn nạn hiện nay. Ông Bảo cũng nhấn mạnh, các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống của người dân như mỹ phẩm, rượu – bia NGK, bánh kẹo, điện tử, điện lạnh, sắt thép, thuốc thú y, phân bón, thuốc nuôi trồng đều có thể bị làm giả, làm nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ, có thể kể đến những vụ điển hình như vụ Dược phẩm của Công ty CP VN Pharma (TP. HCM), khăn lụa của Khaisilk của tập đoàn Khaisilk( Hà Nội). Với những vấn nạn trên, đã làm cho ngân sách nhà nước bị thất thu, doanh nghiệp thì bị thiệt hại, dẫn đến niềm tin của người tiêu dùng bị ảnh hưởng, môi trường kinh doanh và xã hội không an toàn.

Nhận định về công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nhận định, đây là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và lâu dài, trong việc bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng, góp phẩn thúc đẩy đầu tư, khuyến khích sáng tạo, lành mạnh hóa thị trường, góp phần nâng cao năng lực, cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.. Thứ trưởng Cao Quốc Hưng nhận định, năm nay, VATAP cùng phối hợp với Cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm “ Phòng chống hàng giả, hàng nhái” trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thương mại điện tử bùng nổ và các giao dịch thương mại phi truyền thống ngày càng phát triển, điều đó mang lại nhiều cơ hội và động lực, đồng thời cũng là những thách thức cho nền kinh tế nước ta.

Để góp phần thực hiện các nhiệm vụ trên, tại hội nghị, thay mặt Bộ Công Thương, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đã có một số ý kiến sau: Thứ nhất, các cơ quan thực thi cần đổi mới phương thức quản lý và thúc đẩy mạnh mẽ công tác thực thi phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tập trung, bố trí tối đa nguồn lực cho công tác này, trong đó, cần tập trung vào các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới; Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan thực thi với các Hiệp Hội, các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông và người tiêu dùng để công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng hiệu quả; Các doanh nghiệp hiệp hội, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần nhận thức vai trò quan trọng của mình trong công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thứ trưởng Cao Quốc Hưng nhấn mạnh, đây chính là quyền lợi và cũng là trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội trong công tác xây dựng, phát triển, bảo vệ thương hiệu; Công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ của toàn xã hội, do đó, rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan truyền thông, các tổ chức xã hội và người tiêu dùng.

Bức xúc về những bất cập trong việc bảo vệ thương hiệu, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nhựa Bình Minh chia sẽ, ý thức được giá trị của thương hiệu của mình, ngay từ những năm 1990, Nhựa Bình Minh đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa độc quyền và liên tục bổ sung bảo hộ những nhãn hiệu mới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Nhựa Bình Minh luôn gặp rất nhiều khó khăn, từ việc bị làm nhái thương hiệu BM Plastic, đến việc truy bắt, xử lý các vụ làm hàng giả, quy mô SX lớn lên đến hàng chục tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận. Cụ thể nhất là 02 vụ bắt quả tang SX ống PVC giả trong năm 2015 và 2016, trong đó, vụ năm 2016 đã được đưa ra xét xử nhưng Nhựa Bình Minh không được mời tham gia với tư cách người bị hại hoặc các bên có nghĩa vụ liên quan, sau đó, chúng tôi đã kháng án và mới đây đã nhận được giấy triệu tập tòa sẽ xử lại vào ngày 29/11 tới đây, trong khi đó, một trong các đối tượng đã hoàn thành thời gian thi hành án và được trả tự do. Tương tự như vậy, năm 2015, phòng PC 46 CA TP. Hồ Chí Minh phát hiện vụ làm nhái thương hiệu Nhựa Bình Minh, với tổng giá trị hàng hóa vi phạm lên đến 2,5 tỷ đồng, nhưng đến nay, không hiểu sao đã bị tạm đình chỉ, không được gia hạn điều tra. Tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Hải đã đề nghị VATAP nên hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hon về mặt pháp lý hoặc đứng ra đại diện cho doanh nghiệp trong các vụ, việc liên quan. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên xem xét lại quy định xử lý đối với các hành vi buôn bán hàng giả, vận chuyển hàng hóa không có nhãn hiệu hàng hóa…, vì mức xử phạt hiện nay đối với các hành vi này còn quá thấp, chưa đủ sức răn đe, tạo khe hở để kẻ gian thực hiện hành vị của mình. Ông Hải cũng đề nghị, các cơ quan quản lý nhà nước phải có những biện pháp có hiệu quả, thiết thực trong việc quản lý chất lượng hàng hóa, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn của các Nhà SX.

Theo ông Takimoto Koji - Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay, hàng hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam bị làm giả ngày càng nghiêm trọng, trong đó, riêng hàng giả nhãn hiệu Honda là 4.700 sản phẩm; làm giả xe máy khác và xe đạp điện của Nhật Bản lên tới 753 vụ.

Trong khuôn khổ của buổi lễ, các tổ chức, doanh nghiệp đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương và của Chủ tịch VATAP, vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, đấu tranh chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả trong thời gian qua.