1. Nhuộm với không khí


Được phát triển bởi Colorep tại California, AirDye làm việc với các thuốc nhuộm độc quyền được truyền nhiệt từ giấy sang vải trong quy trình một bước. Điều này có thể tiết kiệm từ 7 đến 75 gallon nước trong nhuộm của một pound vải, tiết kiệm năng lượng và không sản sinh ra các sản phẩm phụ độc hại. Hệ thống này sử dụng ít nước hơn 95% và năng lượng ít hơn 86% so với quy trình nhuộm vải thông thường. Trong khi 10% vải nhuộm thông thường bị hư hỏng trong quá trình sản xuất thì chỉ có 1% các loại vải nhuộm không khí bị hư hỏng không cần xử lý sau hoặc hoàn thiện.

2. Pin dẻo có thể in trên mọi mặt vải


Nazmul Karim, đồng tác giả nghiên cứu tại Đại học Manchester, V.Q Anh đã cùng các cộng sự đã tìm cách phát triển công nghệ pin mới có thể in được trên mọi loại vải. Nhóm phát triển sử dụng một dạng siêu tụ điện linh hoạt trạng thái rắn. Những tụ này được in bằng mực graphene-oxit có thể dẫn điện trên bề mặt vải bông. Sở dĩ lựa chọn chất liệu cotton hay vải bông trong nghiên cứu bởi khả năng tương tác tốt của chất liệu này với mực graphene-oxit. Nhờ đó, sự ổn định của các điện cực luôn được đảm bảo tối đa.

3. Giặt quần áo bằng sỏi đá

Giặt quần áo bằng sỏi đá là một quá trình xử lý vải, khiến cho sản phẩm mới có hình thức như bị sờn hoặc rách. Nhưng thực tế phương thức này cũng giúp tăng thêm độ mềm và tính linh hoạt của những dòng vải mới sản xuất như vải denim thường cứng và thô ráp. Bên cạnh đó phương pháp này được áp dụng tại các công ty lớn Levis Strauss, Lee, Diesel,… giúp tiết kiệm chi phí nước trong quá trình sản xuất.

4. Xử lý vải vụn thành quần Jean


Mỗi năm tại Mỹ, 13,1 triệu tấn chất thải dệt được tạo ra, trong đó 11 triệu tấn là bãi chôn lấp. Evrnu và Levi Strauss & Co. (LS & Co.) đã tạo ra chiếc quần jean đầu tiên trên thế giới được làm từ vải vụn của 5 chiếc áo phông cũ sau khi tái chế. Sử dụng công nghệ tái chế đang chờ cấp bằng sáng chế, vải vụn sẽ được xử lý chuyển thành sợi tái tạo. Nguyên mẫu đầu tiên được tạo thành những chiếc quần jeans Levi's® 511® mang tính tượng trưng cho một tương lai mà chất thải dệt may giảm xuống và hàng may mặc bằng cotton được tái tạo để tạo ra một thế giới xanh sạch đẹp.

5. Áo sinh học thông minh


Ralph Lauren đã thay đổi cục diện trò chơi về công nghệ đeo trên cơ thể (Wearable Tech) khi phát hành những chiếc áo thông minh. Chiếc áo sợi nén tổng hợp nylon được làm bằng sợi bạc mỏng giúp dõi thông số sinh trắc của người sử dụng. Các cảm biến vô hình phát hiện và ghi lại nhịp tim, bước, lượng calo bị đốt cháy, thở và mức độ căng thẳng của người dùng và hiển thị thông tin trên một ứng dụng trên điện thoại. Từ đó ứng dụng sẽ dựa trên 10.000 mẫu bài tập để tạo ra các bài tập cá nhân cho người mặc.

6. Quần áo sạc được điện

Năm ngoái, nhà thiết kế Adrien Sauvage và Microsoft đã hợp tác cùng với nhau để thiết kế ra cặp quần sạc điện đầu tiên trên thế giới. Chiếc quần vải Chino phải mất gần 6 tháng để hoàn thiện, với bảng sạc điện không giây của Nokia ở túi trước của quần. Chiếc tận dụng trường điện từ để sạc pin cho sản phẩm. Từ đó cho đến nay, các hãng khác như Joe’s jean cũng đã tung ra các thiết kế denim có thể sạc được pin điện thoại chỉ bằng cách nhét vào túi quần.

7. Áo cảm ứng


Google đã thông báo vào đầu năm nay rằng sẽ hợp tác với Levi's để phát triển một bộ sưu tập mới mang tên Project Jacquard. Công ty công nghệ sẽ biến những phong cách cổ điển của thương hiệu thành những nền tảng công nghệ hoạt động như đồng hồ thông minh.

Quần áo sẽ có các tính năng như gửi tin nhắn văn bản và tắt tiếng điện thoại di động chỉ bằng cách gõ hoặc vuốt chúng. Các sợi mỏng ban đầu được phát triển ở Nhật Bản cuối cùng sẽ có thể được dệt thành bất kỳ loại hàng may mặc nào. Phó chủ tịch Levi’s nói rằng ông hy vọng công nghệ mới này sẽ cho phép người dùng sẽ có nhiều trải nghiệm thực tế hơn. Họ sẽ chính thức tung ra thị trường vào năm tới.

8. Máy in quần áo - Công nghệ của tương lai

Nhu cầu ngày càng lớn của hơn 7 tỷ người đông đúc sống trên trái đất về quần áo, thời trang sẽ dẫn đến sự khủng hoảng về không gian dành cho các xưởng may, phòng thiết kế, xưởng giặt là... trong tương lai không xa. Một công nghệ hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề này vào năm 2050 đó là chiếc máy in quần áo phù hợp cho mọi người tiêu dùng. Dự án này sẽ thay đổi cách sống của chúng ta bằng việc lựa chọn một mẫu thiết kế yêu thích trên internet hoặc thậm chí bản vẽ của chính bạn được đưa vào máy và đầu bên dưới cho ra một quần áo thời trang theo đúng sở thích cá nhân bạn.

9. Áo khoác từ tơ “Nhện”


Hầu hết các khoác mùa đông được làm từ sợi nylon, vải ché,vải cotton phủ sáp. Tuy nhiên chiếc áo đang được hãng North Face nghiên cứu và phát triển làm từ sợi tơ nhện.

Giám đốc marketing của North Face, Daniel Meyer cho biết chúng tôi đã tổng hợp được thành công protein trong tơ nhện, thành phần làm nên độ bền và dẻo và tạo ra được thành công loại sợi giống với tơ nhện ở mức độ phân tử.

Áo khoác của North Face sẽ được bán vào năm sau với giá bán lẻ là $1000.

10. Áo khoác đa-di-năng


Chiếc áo khoác ScotteVest có tất cả gần 33 túi và khoang chứa để đựng bất cứ những cái gì mà muốn. Nói không sai thì bạn có mang cả bàn làm việc vào chiếc áo này. Đây sẽ là một sản phẩm tuyệt vời cho bất cứ ai đi du lịch hoặc ko muốn bị kiểm tra hành lý ở sân bay.