Công tác chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại 6 tháng đầu năm 2014 của Ban Chỉ đạo 127 tỉnh Bình Dương

Theo báo cáo của 09 sở, ngành (Cục Thuế, Cục Hải Quan, Công an Tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông,

Đã xử lý 1.783 vụ với tổng số tiền phạt, truy thu và giá trị hàng tịch thu có giá trị sử dụng là: 111.876.162.000 đồng, giảm 32,1 % so cùng kỳ. Bao gồm: Phạt tiền 34.359.257.000 đồng, truy thu 69.439.859.000 đồng, giá trị hàng tịch thu ước đạt 8.077.046.000 đồng. Trong đó.

Đối với hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hạn chế kinh doanh

Các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 250 vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hạn chế kinh doanh với số tiền là 1.079.975.000 đồng. Số vụ phát hiện tăng 96 vụ (162%) so cùng kỳ, số tiền phạt tăng 736.625.000 đồng (gấp 03 lần so cùng kỳ).

Đối với hàng cấm, hàng lậu: tập trung là mặt hàng thuốc lá ngoại nhập lậu, linh kiện phụ tùng ô tô, xe gắn máy và nhóm hàng tiêu dùng có chất lượng kém, giá rẻ như điện thoại di động, quần áo may sẵn, mỹ phẩm, v.v...

Đối với hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả

Các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 44 vụ sản xuất, mua bán hàng giả với số tiền phạt là 747.950.000 đồng, trị giá hàng giả bị tịch thu tương đương 5,096 tỷ đồng hàng thật cùng loại. So với cùng kỳ, số vụ phát hiện tăng 30 vụ (gấp 3,1 lần), số tiền phạt tăng 145.650.000 đồng.

Sản xuất, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa có dấu hiệu giảm. Một số mặt hàng bị giả mạo nhãn hiệu như kính ô tô các loại (Mitsubishi, Toyota, Nissan, Honda, Mazda…), áo sơ mi hiệu Việt Tiến, quần áo thời trang hiệu Lacoste, giầy thể thao hiệu Adidas, Nike; bột giặt Dove; sơn nước hiệu Dulux, Maxilite; bình gas dân dụng loại 12kg/bình,…Tình trạng đáng báo động là hành vi mua hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan có chất lượng kém, sau đó đóng gói vào bao bì giả mạo nhãn hiệu, giả mạo nhãn hàng hóa của các nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ độc quyền như bột ngọt Ajinomoto, bột giặt Omo… để bán ra thị trường, thu lợi bất chính.

Tình hình gian lận thương mại

Các ngành chức năng đã phát hiện 1.489 vụ gian lận thương mại, giảm 1.147 vụ (56,4%) so với cùng kỳ. Phạt tiền: 32.531.332.000 đồng, giảm 23% so với cùng kỳ. Truy thu là: 69.439.859.000 đồng, giảm 44,4% so với cùng kỳ. Trong đó: Cục Thuế: 63.054.244.000 đồng; Công an: 24.743.000 đồng; Cục Hải quan 6.360.872.000 đồng.

Một số hành vi gian lận thương mại vẫn còn xảy ra như: đưa sản phẩm, nguyên phụ liệu gia công, sản xuất xuất khẩu không hợp pháp vào thị trường nội địa để bán; trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế; kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh; vi phạm các quy định về ghi nhãn hàng hóa; không niêm yết giá; tàng trữ và kinh doanh băng đĩa nhân bản trái phép; sang chiết, chiếm giữ vỏ bình gas trái phép; sản xuất, chế biến, mua bán nông sản, thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm…đáng lưu ý là hành vi gian lận về giá trong kinh doanh xăng dầu bằng hình thức tự ý điều chỉnh giá bán xăng dầu cao hơn giá do doanh nghiệp đầu mối quy định nhằm thu lợi bất chính, tàng trữ số lượng lớn băng đĩa nhân bản trái phép, chiếm đoạt tiền thuế VAT dưới hình thức lập doanh nghiệp "ma" để mua bán hóa đơn khống, lợi dụng công tác quản lý yếu kém của một số cán bộ quản lý thuế đã tạo sơ hở để một số doanh nghiệp lợi dụng gian lận thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước. Đối với mặt hàng xăng dầu, dù giá cả được điều chỉnh nhiều lần theo cơ chế giá thị trường nhưng vẫn bảo đảm mức hoa hồng ổn định nên thị trường xăng dầu không có biến động, tình trạng gian lận về đo lường và chất lượng trong kinh doang xăng dầu có giảm so với cùng kỳ.