Cục diện thị trường và định hướng quản lý nhà nước về phân bón

Ngày 27/5/2013, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Cục diện thị trường và định hướng quản lý nhà nước về phân bón. Thứ trưởng Bộ Công Thương - Hồ Thị Kim Thoa đến dự và chủ trì Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho rằng: Trong thời gian vừa qua, nông nghiệp nước ta đã có những bước tiến vượt bậc phát, từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, đến nay không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn đứng thứ nhất, thứ hai thế giới về xuất khẩu nhiều mặt hàng như gạo, hồ tiêu, cà phê... Tuy nhiên, diện tích nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, vì vậy, phân bón trở thành mặt hàng vật tư vô cùng thiết yếu cho trồng trọt. Do đó, các chính sách, cơ chế điều tiết, đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định thị trường đối với mặt hàng này cũng có nhiều thay đổi.

 

Thứ trưởng Hồ Thị kim Thoa trả lời các câu hỏi của báo chí.Thứ trưởng Hồ Thị kim Thoa trả lời các câu hỏi của báo chí.Ông Đỗ Thanh Lam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, vi phạm trong kinh doanh mặt hàng phân bón thường xuyên xảy ra trên diện rộng, với các thủ đoạn tinh vi.Ông Đỗ Thanh Lam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, vi phạm trong kinh doanh mặt hàng phân bón thường xuyên xảy ra trên diện rộng, với các thủ đoạn tinh vi.Với chủ trương phát triển mạnh ngành công nghiệp phân bón để chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước, hạn chế nhập khẩu, sản xuất phân bón vô cơ trong nước đã không ngừng tăng trưởng trong một số năm gần đây. Hiện nay, năng lực sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng được trên 80% nhu cầu sử dụng với tổng sản lượng hàng năm đạt trên 8 triệu tấn các loại, quan trọng hơn, năng lực một số loại phân bón chính (Urê, NPK, Lân) đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

 

Mặc dù vậy, thời gian qua tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng rất đáng báo động. Ở hầu hết các địa phương đều phát hiện sản phẩm thiếu hàm lượng, dưỡng chất giảm tới 80%.

Hiện nay, cả nước có trên 500 đơn vị sản xuất và gần 30.000 đơn vị lớn nhỏ kinh doanh phân bón, trong khi đó các sản phẩm này chưa được quy định là mặt hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện, do vậy, nhiều cơ sở nhỏ lẻ chưa đáp ứng được các yêu cầu cần thiết, sản xuất các mặt hàng kém chất lượng vẫn tiếp tục hoạt động, gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng phân bón ngay từ đầu nguồn.

Theo ông Trương Hợp Tác - Trưởng Phòng Phân bón, Cục Trồng Trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Việc quản lý phân bón theo Danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng phải thực hiện qua 13 thủ tục hành chính khác nhau như hiện nay không còn phù hợp với nhu cầu phát triển của thực tế sản xuất và xu hướng quốc tế vì rất tốn kém, vừa mất thời gian khảo nghiệm, vừa gây khó khăn cho việc tra cứu (trên 5.000 loại có trong Danh mục) nên không thực hiện được việc truy xuất nguồn gốc, dẫn tới hiệu quả quản lý thấp.

Ông Đỗ Thanh Lam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, vi phạm trong kinh doanh mặt hàng phân bón thường xuyên xảy ra trên diện rộng, với các thủ đoạn tinh vi như bán lẫn hàng giả với hàng thật, đánh tráo nhãn mác... cá biệt có vụ việc nghiêm trọng với trị giá lớn như năm 2012, Chi cục Quản lý thị trường Yên Bái đã bắt giữ lô hàng nhập lậu 200 tấn phân đạm kém chất lượng. Tính đến hết quý I/2013, trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất phân bón, Cục đã tiến hành kiểm tra 215 vụ, xử lý 82 vụ vi phạm với tổng số tiền thu phạt 2,47 tỷ đồng và trị giá hàng tiêu hủy 253,2 triệu đồng.

Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhằm lành mạnh hóa thị trường phân bón, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đề nghị Cục Quản lý thị trường đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát; phối hợp chặt chẽ với các chi cục nhằm cập nhật nhanh nhất những thông tin về thị trường.

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cũng đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm hoàn thành Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Giá, nhanh chóng đưa phòng kiểm nghiệm chất lượng phân bón vào hoạt động... làm căn cứ cho lực lượng quản lý thị trường của Bộ Công Thương thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

Hoài Thu – Lê Thương