Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

Ngày 22 tháng 8 năm 2014, tại Quảng Ngãi, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (Mutrap) tổ chức Hội thảo xây dựng “Ch
Tham dự Hội thảo có khoảng 100 đại biểu đại diện của các Bộ, ngành trung ương; Sở Công Thương các tỉnh thành phố; Hiệp hội, doanh nghiệp; các học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia; các đối tác phát triển quốc tế; và một số cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh có ý nghĩa hết sức quan trọng khi Bộ Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu xây dựng “Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo”. Mục tiêu của Hội thảo lần này là trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu và đánh giá về công tác phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn.

Thương mại chưa phát triển tương xứng tiềm năng

Hội thảo tập trung vào các nội dung chính: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong thời gian qua; rút ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết; Xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn năm 2015-2020; Xác định địa bàn thực hiện và phạm vi tác động của Chương trình đến mục tiêu phát triển lĩnh vực thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Xác định những nội dung, hoạt động của Chương trình; Xác định các dự án cần thực hiện; các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, thời gian và địa điểm thực hiện của từng dự án; các cơ quan quản lý dự án; Đề xuất kinh phí của từng dự án và tổng mức kinh phí của Chương trình có phân chia theo từng năm phù hợp với nhiệm vụ của Chương trình; Xác định các giải pháp để thực hiện Chương trình.


Trong những năm qua, ngành thương mại đã phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Dịch vụ thương mại ngày càng phong phú, thỏa mãn nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, sự phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ và hệ thống phân phối hàng hóa trên phạm vi cả nước hiện đang bộc lộ những tồn tại, có khoảng cách lớn giữa các vùng miền; ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo các hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ còn rất nhiều khó khăn. Do khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo nghèo nhất cả nước, khó khăn về ngân sách nên nhiều địa phương chưa có điều kiện đầu tư đúng mức cho lĩnh vực thương mại; Nhà nước cũng chưa có dự án trọng điểm, tập trung đầu tư cho lĩnh vực phát triển thương mại tại khu vực này.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, thương mại hướng tới những vùng này chủ yếu mới dừng lại ở đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống sinh hoạt hàng ngày, cung cấp xăng dầu, vật tư, dụng cụ cho sản xuất của đồng bào các dân tộc. Hoạt động thu mua, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nuôi trồng, đánh bắt còn nhỏ lẻ, tự phát chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.... Trong tổng số trên 415 huyện thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa; 25 huyện đảo, cho thấy hệ thống giao thông phục vụ nhu cầu đi lại cònkhó khăn;hệ thống chợ thưa thớt được hình thành từ lâu, cơ sở vật chất, diện tích của chợ còn nhỏ hẹp, nhiều chợ không có công trình xử lý rác thải, công trình vệ sinh, đường ống dẫn nước. Tại địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa với trên 3.200 chợ và trung tâm thương mại, có đến 44.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và trên 95.000 hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, tại địa bàn khu vực các huyện đảo và huyện có xã đảo thì mới có trên 120 chợ và trung tâm thương mại,với khoảng 3.800 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và khoảng 59.000 hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh. Xét về số lượng thì hệ thống chợ, siêu thị, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội phát triển tại các khu vực này.

Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, song đến nay nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo vẫn chưa có cơ chế hình thành được một tổ chức chỉ đạo, điều hành các hoạt động sản xuất, mua bán để thúc đẩy sản xuất, giao lưu kinh tế, phát huy các tiềm năng sẵn có, giảm bớt những khó khăn. Sự thiếu hụt các nhiệm vụ điều tra, nắm bắt, dự báo thông tin tổ chức chỉ đạo các lực lượng kinh doanh trên địa bàn; căn cứ chính sách chung của nhà nước và tình hình cụ thể của khu vực giúp tỉnh xây dựng các đối sách thích ứng kịp thời, xây dựng mối quan hệ hợp tác kinh doanh với bạn, thực hiện liên kết giữa các đơn vị kinh tế trên địa bàn, kiến nghị với tỉnh xây dựng chiến lược và chính sách giao lưu kinh tế, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đó.

Xây dựng 9 nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển khu vực

Theo đó, dự thảo Chương trình xác định 9 nhóm nội dung, hoạt động chủ yếu gồm: Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với hàng hóa đặc trưng, sản vật của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Hỗ trợ thúc đẩy phân phối tiêu thụ hàng hóa được sản xuất tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên thị trường trong nước; Hỗ trợ một số mặt hàng đặc trưng của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo xuất khẩu ổn định ra thị trường quốc tế; Mở rộng phân phối hàng Việt Nam phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Khuyến khích phát triển thương nhân hoạt động thương mại tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Tăng cường dịch vụ đối với phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Tăng cường năng lực cho công chức, viên chức của tỉnh, huyện, xã về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Tuyên truyền, quảng bá đối với phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng và phát triển các cơ chế đặc thù đối với thương mại biển và hải đảo.

Để triển khai 09 nhóm nội dung, hoạt động về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, dự thảo Chương trình đề xuất thực hiện 08 dự án sau: Dự án 1: Xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình tiêu thụ các mặt hàng là đặc trưng, đặc sản, sản vật của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên thị trường nội địa; Dự án 2: Xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình xuất khẩu các mặt hàng là đặc sản, sản vật của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo ra thị trường quốc tế; Dự án 3: Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với hàng hóa đặc trưng, đặc sản, sản vật của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Dự án 4: Xây dựng và phát triển các mô hình phân phối đặc thù tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Dự án 5: Mở rộng phân phối hàng Việt Nam phục vụ sản xuất và tiêu dùng tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Dự án 6: Tuyên truyền, quảng bá đối với phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Dự án 7: Tăng cường năng lực cho phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Dự án 8: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy hoạch và chiến lược về thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Được biết, các ý kiến góp ý tại Hội thảo này sẽ được Bộ Công Thương nghiên cứu tiếp thu và hoàn chỉnh dự thảo Chương trình để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2014.