Dòng vốn FDI tiếp tục chảy vào bất động sản Việt Nam

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực bất động sản (BĐS). Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng lựa chọn những khu đất rộng lớn, hoặc có vị trí đắc địa để lập

Theo báo cáo tổng kết phân khúc 5 tháng đầu năm của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào bất động sản có xu thế tăng dần 1 số năm gần đây.

Cụ thể, ở TP.HCM, năm 2015, đạt 1,497 tỷ USD (chiếm 53,3%); năm 2016, có sự sụt giảm, chỉ đạt 1 tỷ USD; năm 2017, tăng mạnh, đạt 1,01 tỷ USD; trong 5 tháng đầu năm 2018, đạt 216,3 triệu USD.

Theo báo cáo của HoREA có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng mạnh nguồn vốn FDI vào thị trường bất động sản.

Thứ nhất, nhà nước đã thay đổi chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản, nhà ở; đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư kinh doanh bất động sản tương tự nhà đầu tư trong nước;

Thứ hai, Việt Nam giữ vững ổn định chính trị, kinh tế đang tăng trưởng vững chắc, nhiều doanh nghiệp Việt có năng lực và uy tín thương hiệu, đặc biệt là tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh, dự kiến chiếm 50% dân số trong 10 năm tới. Các yếu tố này giúp thị trường bất động sản hấp dẫn và dễ tiếp cận hơn.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản tại TPHCM đạt 216,3 triệu USD. Tính đến hết năm 2017, toàn TP có 7.372 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 45 tỷ USD. Các nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS là từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Trung Quốc…


Thanh Xuân