FlyCam: Hữu dụng thiết bị bay tìm lỗi đường dây

Công ty Truyền tải điện 1 đang quản lý khối lượng khổng lồ đường dây truyền tải điện cao áp bao gồm: đường dây 500 kV có chiều dài 1.916 km; đường dây 220 kV có chiều dài 3.842 km, trải dài khắp 27 tỉ

  1. Nhất là khi mà lực lượng quản lý vận hành của Công ty còn mỏng, phương tiện hạn chế, trong khi việc kiểm tra sau sự cố, sau mưa lũ bất thường... luôn đòi hỏi phải phát hiện nhanh để kịp thời sửa chữa. Công tác này đặt người công nhân vận hành đường dây trước rất nhiều khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Mong ước có một phương tiện hoặc cách thức nào đó hiện đại hóa để hỗ trợ là điều mọi người đều mong mỏi. Do đó, khi các công nghệ mới như FlyCam, Robot… được đưa vào sử dụng trong triển khai nhanh công tác kiểm tra đường dây trở thành nhu cầu cấp thiết và cần được đầu tư ứng dụng trong Công ty Truyền tải điện 1.

Vừa qua, Công ty Truyền tải điện 1 đã thử nghiệm ứng dụng FlyCam trong công tác kiểm tra đường dây. Thử nghiệm đã cho thấy, việc ứng dụng FlyCam để hỗ trợ một phần cho công tác quản lý vận hành đường dây là hoàn toàn đáp ứng được. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị bay của nhiều nhà sản xuất khác nhau, thiết bị phổ dụng nhất đó là FlyCam.

Xem trực tiếp hình ảnh trên màn hình điện thoại IphoneThiết bị FlyCam Phantom 3 đang di chuyển thực hiện chụp ảnh thiết bị trên cột và dây điện

Phantom 3 của nhà sản xuất DJI. Thiết bị này có khả năng bay cao 3.000 m so với mực nước biển, thời gian bay liên tục 20 phút

(1 viên pin), phạm vi điều khiển trong vòng bán kính 5 km, có khả năng tự động quay trở về khi pin sắp hết, chất lượng ảnh đạt 4k pixels.

Với những tính năng đó, các đơn vị nghiệp vụ Công ty Truyền tải điện 1 đã đề xuất dùng thiết bị FlyCam Phantom 3 để thử nghiệm bay kiểm tra một số vị trí đường dây 500 kV và 220 kV cung đoạn tại đỉnh đèo Thung Khe, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Được biết, trong quá trình bay thử nghiệm, tổ công tác đã thực hiện và đạt được những kết quả sau: 1. Quay, chụp tổng thể 4 khoảng cột 500 kV với chiều dài khoảng 1,3 km; trong đó có vị trí cột số 390 của đường dây 500 kV Sơn La - Hòa Bình nằm trên đỉnh núi. 2. Bay kiểm tra và chụp ảnh tổng thể, chi tiết một số phụ kiện của 1 cột. Chất lượng ảnh đảm bảo yêu cầu để phân tích, đánh giá tình trạng kỹ thuật. 3. Bay gần đường dây 500 kV đang mang điện để thử kiểm tra đánh giá mức độ bị rung, lắc khi có nhiễu từ trường.

Mặc dù thiết bị FlyCam nói chung và thiết bị Phantom 3 nói riêng là thiết kế dùng cho mục đích chính là giải trí và truyền thông. Nhưng qua đợt thử nghiệm thì thấy, trong công tác quản lý đường dây vẫn có thể ứng dụng FlyCam vào một số tình huống cụ thể như: Kiểm tra nhanh và tổng thể hành lang, móng, cột trong một phạm vi cụ thể; Kiểm tra các mối nối, mối vá và hiện tượng đứt tở trên đường dây.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế của FlyCam như rất dễ bị hỏng do va đập vào chướng ngại vật; Trong quá trình bay, khó quan sát phân tích trực tiếp được các khiếm khuyết của đường dây và cột do màn hình hiển thị bị lóa khi xem ngoài trời; Thời gian bay của 1 viên pin không dài (chỉ đạt từ 15 - 18 phút); Bị rung, lắc do nhiễu từ trường khi vào gần đường dây đang mang điện.

Qua đợt bay thử nghiệm, việc ứng dụng FlyCam để hỗ trợ một phần cho công tác quản lý vận hành đường dây là hoàn toàn đáp ứng được. Tuy nhiên để triển khai trên diện rộng cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu các thiết bị bay có tính năng tốt hơn và cần phải thiết lập các thủ tục pháp lý để đảm bảo các quy định của Nhà nước ban hành.