FTA: Tận dụng và không tận dụng?

Các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giúp hàng hóa được giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu khi lưu chuyển xuyên biên giới lãnh thổ giữa các thành viên của FTA. Vậy tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn không tận
Cơ bản về các Hiệp định Thương mại tự do

Hiệp định Thương mại tự do (FTA)là kết quả chính thức của một quá trình thương lượng giữa hai hay nhiều quốc gia ký kết nhằm hạ thấp hoặc loại hẳn các rào cản đối với thương mại. Một FTA thường bao gồm những vấn đề quy định về thuế nhập khẩu, hạn ngạch và lệ phí đối với hàng hóa/dịch vụ được giao dịch giữa các thành viên ký kết FTA nhằm cho phép các nước mở rộng tiếp cận thị trường của nhau.

Quá trình đàm phánFTA thường kéo dài, thậm chí có thể diễn ra trong nhiều năm. Ngoài ra, các đàm phán thường không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực thương mại truyền thống như thuế quan và hạn ngạch, mà còn có thể bao gồm các thỏa thuận khác liên quan đến cải thiện thể chế, gìn giữ môi trường, vấn đề lao động, hay bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...

Mỗi FTA có phạm vi lĩnh vực và mức độ tự do hóa khác nhau. Có ba loại FTA cơ bản: đơn phương, song phương và đa phương.

Một thoả thuận thương mại đơn phương không phải là một hiệp định theo nghĩa truyền thống vì chúng không mang tính chất đối ứng mà là ưu đãi thương mại “một chiều” của một quốc gia (thường là một nước phát triển) dành cho một (hay một số) nước đang phát triển, gọi là “các nước hưởng lợi”. Các ưu đãi này thường dưới hình thức cho phép đối xử miễn thuế đối với các sản phẩm đặc biệt được sản xuấtvà xuất khẩu từ các nước hưởng lợi. Ví dụ điển hình nhất của mộtthoả thuận thương mại đơn phương là Hệ thống Ưu đãi thuế quan Phổ cập (của Mỹ hay của EU), thường được biết tới với tên GSP.

Thoả thuận song phương là các hiệp định thương mại được đàm phán giữa hai quốc gia, hoặc hai khối quốc gia. Cho đến nay, Việt Nam đã ký các hiệp định song phương như Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi-lê.

Hiệp định đa phương là những thỏa thuận đàm phán giữa ba quốc gia hoặc nhiều hơn. Xét ở góc độ này, Việt Nam cùng ASEAN đang thực hiện nhiều FTA đa phương như: nội khối ASEAN (AFTA), ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA), ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), ASEAN - Nhật Bản (AJFTA), ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).

Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán các FTA đa phương như: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tham gia cùng ASEAN đàm phán với EU, với Hồng Kông, và với 6 đối tác (RCEP hay ASEAN+6). Đồng thời, Việt Nam cũng đang đàm phán FTA song phương với một số đối tác như: với EU (EVFTA), với Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan (VCUFTA), với khối EFTA (VN-EFTA FTA), và với Hàn Quốc.

Tỉ trọng thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các đối tác đã có FTA hiện chiếm gần 60% tổng giá trị thương mại quốc tế của Việt Nam, trong đó chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu và gần 70% kim ngạch nhập khẩu.

Các Hiệp định Thương mại tự do giúp giảm thuế đáng kể

Thay vì phải trả mức thuế suất thông thường khi đưa hàng hóa vào một nước, sản phẩm nhập khẩu từ những nước cùng trong một FTA có thể được hưởng mức thuế suất ưu đãi rất thấp hoặc bằng không. Chẳng hạn như hầu hết các loại hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN sẽ được miễn thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Tận dụngcác FTAcó thể là mộtphần quan trọng trong nỗ lựccủa các doanh nghiệp nhằm giành lợi thế khi tham gia thị trường toàn cầunhờ được cắt giảmthuế quanvà các rào cảnthương mại kháckhi giao dịch vớiđối tác thuộc khu vựcthương mại tự do.Tuy nhiên,điều quan trọng trước khimột doanh nghiệpcố gắngtận dụngnhững lợi ích củaFTAlàhọcầnnắm vững những rủi rocũng nhưnhững lợi ích mà một FTA có thể mang lại.

FTA cho phép các nướcthành viên tiếp cận thị trường của nhaudưới hình thứccắtgiảm thuếvà các hàng rào thương mại khác. Đồng thời FTA thường có nhữngyêu cầu khá phức tạpgắn với quyền được hưởngcác ưu đãi.Để được hưởng ưu đãi thương mại, hàng hóagiao dịchtrong khu vựcFTAnhìn chungphảiđáp ứng cácquy tắc về xuất xứ.Quy tắc xuất xứcó ý nghĩa quan trọng, thường phức tạp, và trong hầu hết các trường hợp làmột phần không thể thiếu trong mọi cuộc đàm phánFTA.

Vấn đề quy tắc xuất xứ trong FTA

Các quy tắc xuất xứ có thể rất khác nhau giữa các FTA khác nhau. Nói chung, quy tắc xuất xứ được thiết kế để trao ưu đãi cho các sản phẩm được trồng hoặc sản xuất trong lãnh thổ của các đối tác FTA. Đồng thời, các quy tắc xuất xứ còn thúc đẩy việc sử dụng các nguyên vật liệuvà các thành phần được làm ra trong lãnh thổ của các thành viên FTA dùng sản xuất ra hàng hóa.

Quy tắc xuất xứ là những yêu cầu phải đạt được một tỉ lệ tối thiểu của hàm lượng nội dung trong nước/trong khu vực FTA có trong hàng hóa đang xem xét. Tỉ lệ nàycó thể khác nhau tuỳ theo nhóm hàng hóa và được xác định theo Hệ thống Thuế quan Hài hòa (HTS) phân loại hàng hóa.

Hầu hết cácquy tắc xuất xứ liên quan đến 3 khái niệm cơ bản:“chuyển đổi dòngthuế”, “hàm lượng giá trị nội địa”, và “mức tối thiểu” (deminimis) của hàm lượng nội dung ngoài FTA. Các FTA sử dụng những khái niệm này nhằm yêu cầu cáchoạt động sản xuất thực tế phải xảy ra trong khu vực thương mại tự do, và phải đáp ứng đủ tỉ lệ phần trăm các vật liệu và thành phần có xuất xứ FTA được sử dụng trongquá trình sản xuất ra hànghóa muốn được hưởng ưu đãi. Bên cạnh 3 khái niệm này, còn một số tiêu chí khác cũng được sử dụng để xác định tính phù hợp xuất xứ của hàng hóa theo FTA.

Hàng hóa đáp ứng các quy tắc xuất xứ nhất định cho nhóm hoặc loại của chúng được coi là hàng hóa “xuất xứ” từ lãnh thổ FTA và vì thế có quyền đượchưởng ưu đãi FTA đầy đủ.Tuy nhiên, việc xác định một loại hàng đáp ứng các quy định cụ thể về nguồn gốc đòi hỏi phải phân tích cẩn thận. Công việc này thường liên quan đến xác định chi phí sản xuất, phân loại HTS của tất cả các nguyên liệu và thành phần đầu vào, và có được báo cáo bằng văn bản của các nhà cung cấp đầu vào chứng minh rằng nguyên vật liệu mua có xuất xứ FTA. Ngoài ra, tất cả hồ sơ liên quan đến việc phân tích, bao gồm (nhưng không chỉ giới hạn ở) hóa đơn mua vật liệu, hồ sơ kiểm kê và mẫu vật liệu từ các nhà cung cấp cần phải được lưu giữ theo yêu cầu lưu trữ hồ sơcủa FTA.

Sau cùng, các yêu cầu được hưởng ưu đãi thương mại thường bị kiểm toán bởi cơ quan thuế vụ hoặc hải quan của nước nhập khẩu. Điều này là cần thiết. Là vì các ưu đãi thương mại theo một FTA thường là sự miễn/giảm thuếvà lệ phí đối với hàng hóa đủ điều kiện nhập khẩu từ các nước đối tác FTA, nên các cơ quan của nước nhập khẩu sẽ tìm cách xác minh những nguyên nhân làm giảm nguồn thu này của họ. Việc không thể cung cấp chứng cứ để có thể xác định một sản phẩm cụ thể đáp ứng đầy đủcác quy tắc xuất xứ FTA có thể dẫn đến vô hiệu hóa yêu cầu được hưởng ưu đãi và các bên liên quan phải trả các loại thuế hồi tố và lệ phí. Thêm vào đó, các khoản phạt hoặc chế tài bổ sung có thể áp dụng đối với doanh nghiệp và / hoặc hàng hóa khai sai hoặc khai gian xuất xứ để được hưởng ưu đãi thương mại.

Khi nào cácdoanh nghiệp không sử dụng ưu đãi FTA?

Vì sao nhiều doanh nghiệp không sử dụng các FTA trong khi các FTA có thể mang lại cho họ ưu thế lớn về thương mại? Phải chăng chỉ vì họ không biết đến chúng? Lo ngại của các doanh nghiệp khi sử dụng các FTA là gì?

Ngoài lý do trước tiên rất đơn giản là nhiều khi các doanh nghiệp không hề biết tới sự tồn tại của các ưu đãi FTA, thì một nguyên nhân trái ngược với điều đó chính là vì tính phức tạp và số lượng lớn các quy tắc của các FTA mà các doanh nghiệp phải tuân thủ khiến họ ngần ngại. Chỉ những sản phẩm đủ tiêu chuẩn mới có thể được hưởng các mức thuế suất ưu đãi của FTA. Nhưng làm thế nào để xác định một sản phẩm đủ tiêu chuẩn? Khó đưa ra một câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi này. Tuy thế, về cơ bản, chỉ những sản phẩm đáp ứng các quy tắc xuất xứ của một FTA mới có thể hưởng các mức thuế suất ưu đãi của FTA đó.

Tiếp theo, tùy vào nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thuộc quốc gia nào mà FTA nào được áp dụng. Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang những nước khác nhau phải hiểu rõ và tuân thủ những quy tắc này. Lấy ví dụ, một sản phẩm làm ra ở Việt Nam và đủ điều kiện “có xuất xứ Việt Nam” theo ATIGA có thể được hưởng thuế suất bằng không, hoặc ít ra là thấp hơn mức thông thường, khi xuất sang các nước ASEAN. Tuy nhiên, cũng sản phẩm đó khi xuất sang Chi-lê, cho dù FTA giữa Việt Nam và Chi-lê đã ký và có hiệu lực, không có nghĩa là sản phẩm đó sẽ mặc nhiên được hưởng thuế suất ưu đãi theo FTA Việt Nam - Chi-lê. Là vì sản phẩm đó tuy đáp ứng các quy tắc xuất xứ của ATIGA nhưng chưa chắc đã đáp ứng các quy tắc xuất xứ theo quy định của FTA Việt Nam - Chi-lê.

Một lý do nữa khiến các doanh nghiệp không dùng ưu đãi của một FTA có thể là do tương quan giữa chi phí và lợi ích. Cơ quan hải quan ở nước nhập khẩu chỉ áp dụng mức thuế suất ưu đãi nếu hàng hóa đi kèm với một Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) cho biết nước xuất xứ của sản phẩm. CO lúc này đóng vai trò như một quyển “hộ chiếu” cho hàng hóa. Để có được CO này, nhà sản xuất hay nhà xuất khẩu phải đảm bảo hàng hóa của họ đáp ứng các quy tắc xuất xứ phức tạp, chuẩn bị sẵn và lưu giữ các chứng từ liên quan và xuất trình kèm theo đơn đề nghị được cấp chứng nhận xuất xứ với cơ quan cấp CO ở nước xuất khẩu.

Trong nhiều trường hợp, nhà xuất khẩu sau khi phải thực hiện nhiều việc để có được CO phù hợp yêu cầu của FTA lại không được hưởng khoản tiền tiết kiệm được từ thuế nhập khẩu, mà người hưởng lợi lại là nhà nhập khẩu. Nếu nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có quan hệ sâu, điều này không phải vấn đề. Nhưng nếu giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu không có mối quan hệ lâu dài nào khác, điều này có thể trở thành chuyện khó xử lý do người bán hàng trên thực tế phải làm mọi việc nhưng lại không có lợi gì. Tuy lợi ích của người xuất khẩu là bán được hàng, nhưng nếu đơn hàng quy mô nhỏ thì không đủ thuyết phục để họ cất công và chịu chi phí thực hiện các công đoạn xin CO phức tạp phù hợp với yêu cầu của một FTA.

Các doanh nghiệp cũng có thể quyết định không sử dụng các FTA do những phiền toái gắn với việc sử dụng chúng. Nhà nhập khẩu tuy tiết kiệm được thuế nhưng cũng phải chấp nhận một số rủi ro. Vì cơ quan hải quan cho phép các nhà nhập khẩu thông quan và áp dụng các mức thuế thấp hoặc bằng không, họ cần đảm bảo hàng hóa trên thực tế phải đáp ứng và tuân thủ các nguyên tắc của FTA. Điều này có thể thực hiện tại thời điểm mở tờ khai hải quan hoặc về sau (thậm chí sau một vài năm), chẳng hạn như khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm toán sau thông quan. Những rắc rối của doanh nghiệp với cơ quan hải quan có thể chỉ là những chuyện nhỏ - ví dụ như lỗi chính tả, hay một vài ô nào đó không được tích vào trên tờ CO - cho tới những vấn đề phức tạp, chẳng hạn như khai sai xuất xứ hoặc có những cách diễn giải/cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan quản lý xuất khẩu và nhập khẩu. Những rắc rối này có thể làm chậm trễ việc doanh nghiệp được nhận ưu đãi thuế hay thậm chí tệ hại hơn là rủi ro mất quyền được hưởng ưu đãi, bị truy thu thuế, bị áp dụng các khoản phạt và chế tài bổ sung.

Thay lời kết

Kết quả công bố hôm 7/8/2014 của một khảo sát do EIU (Economist Intelligence Unit - nhóm nghiên cứu của báo The Economist) thực hiện, tiến hành tổng hợp ý kiến của các nhà lãnh đạo cao cấp của 800 công ty tại Australia, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam. (Khoảng 80% các doanh nghiệp tham gia khảo sát có doanh thu từ 50-150 triệu USD/năm, 20% còn lại có doanh thu trên 150 triệu USD/năm).

Trong các nền kinh tế nói trên, Việt Nam đứng thứ hai về tỷ lệ tận dụng cao các FTA, được 37% (sau Indonesia). FTA được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nhiều nhất là AFTA (FTA nội khối giữa các nước ASEAN) và ít nhất là AANZFTA (FTA giữa ASEAN với Australia và New Zealand). Khoảng 80% doanh nghiệp xuất khẩu được khảo sát tại Việt Nam nói rằng việc sử dụng các FTA giúp cải thiện hoạt động giao thương và tạo nên nhiều cơ hội đầu tư mới. Về những nguyên nhân gây hạn chế sử dụng FTA cho dù doanh nghiệp đã biết đến các hiệp định này, có tới 52% doanh nghiệp Việt Nam được hỏi cho biết đó là do các điều khoản của FTA quá phức tạp, 40% cho rằng do quy mô thị trường kém hấp dẫn và 38% cho biết vì lợi ích không đủ bù đắp khó khăn khi sử dụng.

Những con số thống kê của EIU cùng các phân tích ở trên có thể chưa đầy đủ nhưng cũng phần nào giúp hiểu thêm trên thực tế vì sao các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng rộng rãi các ưu tiên FTA.

Dù việc sử dụng các FTA không phải khi nào cũng đơn giản, khoản chi phí tiết kiệm được nhờ không phải nộp (hoặc nộp rất ít) thuế nhập khẩu vẫn có thể lớn hơn những phiền toái hay gánh nặng phải tuân thủ các quy định của FTA đối với các doanh nghiệp. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp mức thuế suất thông thường đối với hàng hóa cao hơn đáng kể so với mức thuế suất FTA ưu đãi. Nghĩa là việc tận dụng các FTA nhìn chung luôn có lợi cho các doanh nghiệp, ít nhất là trên khía cạnh thương mại.

Nếu các doanh nghiệp đang sử dụng hoặc quyết định sẽ sử dụng các FTA, điều quan trọng là cần phải có kế hoạch đáp ứng các yêu cầu xuất xứ nhằm giảm thiểu các vấn đề về bất tuân thủ hiệp định cũng như tránh những rắc rối không đáng có với cơ quan hải quan. Tận dụng các ưu đãi FTA cũng có thể là một phương án thay thế tốt cho các doanh nghiệp không thể hoặc không muốn dùng các cơ chế miễn/giảm thuế khác - chẳng hạn như chương trình hoàn thuế hay miễn thuế của các chính sách thu hút đầu tư, vì những đòi hỏi phức tạp của các cơ chế hay quy trình này.