Gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục cả về lượng và chất

Đó là nhận định chung của Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải và chuyên gia hàng đầu về gạo tại Hội nghị Quốc tế mặt hàng gạo Việt Nam năm 2018. Hội nghị lần đầu tiên được tổ chức nhằm giới thiệu với bạn bè quốc

Ngày 10/10/2018, Bộ Công Thương đã phối hợp với Tạp chí The Rice Trader (TRT), Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức Hội nghị Gạo quốc tế lần đầu tiên ở Việt Nam. Đây là sự kiện mở màn trong chuỗi sự kiện Hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 10 diễn ra từ 10 đến 12/10/2018 tại Thủ đô Hà Nội.

Hội nghị nhằm giới thiệu ngành sản xuất, xuất khẩu gạo Việt Nam và là cơ hội quảng bá gạo Việt trong bối cảnh Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực nhằm xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng gạo, đồng thời triển khai thực thi Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo và khung khổ pháp lý mới điều hành hoạt động xuất khẩu gạo.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, sản xuất và xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Những năm gần đây, ngành gạo Việt Nam đã có những bước phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mạc Hội nghị Gạo quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt NamThứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mạc Hội nghị Gạo quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Hàng năm, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 15% tổng sản lượng gạo toàn thế giới, tính riêng 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu trên 4,89 triệu tấn gạo, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2017, giá trị xuất khẩu đạt 2,46 tỷ USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ.

Cơ cấu chủng loại gại xuất khẩu đã chuyển dịch tích cực, tăng dần gạo trắng chất lượng trung bình và cao, gạo thơn, giảm dần gạo trắng chất lượng thấp. 8 tháng đầu năm 2018, gạo trắng chất lượng thấp chỉ còn chiếm tỷ trọng 2,07% tổng lượng gạo xuất khẩu, trong khi gạo trắng chất lượng cao và trung bình chiếm tổng cộng 42,6% và gạo thơm chiếm tới 33,24% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, công tác phát triển thị trường xuất khẩu gại đã đạt được những kết quả tích cực. Thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên đến khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước: Mỹ La-tinh, Trung Đông...

Các sản phẩm gạo trắng cao cấp và gạo thơm đã bước đầu thâm nhập vào thị trường yêu cầu chất lượng cao, nghiêm ngặt, giúp sản phẩm gạo của Việt Nam từng bước hiện diện trên khắp thế giới.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải các sản phẩm gạo của Việt Nam đã có những bước phát triển về chất lượng, đa dạng về chủng loại, có khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.Nhiều chuyên gia cho rằng, thời gian qua các sản phẩm gạo của Việt Nam đã có những bước phát triển về chất lượng, đa dạng về chủng loại, có khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng

“Thời gian qua, các sản phẩm gạo của Việt Nam đã có những bước phát triển về chất lượng, đa dạng về chủng loại, có khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Năm 2017, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí là nước xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau Ấn Độ, Thái Lan”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng cho rằng, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thương mại toàn cầu đặc biệt là thương mại gạo vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường. đáng chú ý, mặt hàng gạo là mặt hàng nhạy cảm, được nhiều nước chú trọng áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường rất cao. Bên cạnh đó, các sản phẩm thương hiệu gạo của Việt Nam vẫn chưa được phần lớn người tiêu dùng cuối cùng tại các nước biết đến.

Rất nhiều các sản phẩm gạo của Việt Nam được trưng bày, giới thiệu bên lề Hội nghị Rất nhiều các sản phẩm gạo của Việt Nam được trưng bày, giới thiệu bên lề Hội nghị

Do đó, để quảng bá, giới thiệu rộng rãi hơn nữa các sản phẩm gạo của Việt Nam đến đông đảo người tiêu dùng thế giới cũng như thực hiện định hướng của Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đưa ra 4 giải pháp, cụ thể:

Thứ nhất, Việt Nam cần phát triển thị trường xuất khẩu gạo để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy xuất khẩu gạo, góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực trong nước, bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ hai, phát triển thị trường xuất khẩu gạo để định hướng cho công tác quy hoạch và tổ chức sản xuất lúa gạo hàng hóa trong nước theo hướng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu thị hiếu tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu quy hoạch của thị trường.

Thứ ba, phát triển thị trường xuất khẩu gạo gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu của sản phẩm gạo xuất khẩu và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam trên thị trường và tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ xuất khẩu.

Thứ tư, phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo hướng đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế và hợp tác quốc tế về đầu tư sản xuất, chế biến xuất khẩu gạo, khai thác cơ hội, tiềm năng, lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nhiều du khách, đối tác quốc tế quan tâm đến các sản phẩm gạo của Việt NamBên cạnh các sản phẩm gạo của Việt Nam, sản phẩm gạo của nhiều quốc gia khác cũng được trưng bày, giới thiệu tại Hội nghị

Hơn nữa, ngày 15/8/2018, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 109/2010/NĐ-Cp ngày 4/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, có hiệu lực từ ngày 1/10/2018. Nghị định 107/2018/NĐ-CP tiếp tục tạo dựng môi trường thông thống, thúc đẩy đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, thương mại gạo.

“Việc Bộ Công Thương tổ chức chuỗi sự kiện Hội nghị Gạo cũng là một giải pháp quan trọng để xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh gạo Việt Nam. Đồng thời, việc tổ chức tại Việt Nam cũng giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam được tham gia sự kiện này, từ đó tiếp cận với cách tổ chức, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hiện đại, học hỏi ứng dụng khoa học, công nghệ và xây dựng thương hiệu từ các chuyên gia và doanh nghiệp hàng đầu thế giới”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Hạ Vũ