Hanosimex kỷ niệm 30 năm thành lập

Ngày 22/11/2014 Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội (Hanosimex) long trọng tổ chức 30 năm thành lập. Thứ Trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đến dự và chỉ đạo buổi lễ. Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May có ông Tr

Trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành với bao thăng trầm, từ thế hệ đầu cho tới nay, mỗi người Hanosimex đều nỗ lực vượt bậc, tạo nên không khí thi đua làm việc trong toàn hệ thống. Dù trong thời kỳ thịnh vượng nhất hay lúc khó khăn nhất, CBCNV vẫn miệt mài lao động sản xuất, sáng tạo tăng hiệu quả công việc. Chính tinh thần "vào cuộc là chiến đấu hết mình" của người Hanosimex đã tạo nên trong ba thập kỷ qua một thương hiệu uy tín, có chỗ đứng tốt trong thị trường nội địa. Trong chặng đường hơn 30 năm, qua bao thăng trầm của lịch sử đã viết lên những trang sử hào hùng của Tổng Công ty Dệt May Hà Nội - đơn vị "Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới". Từ những lúc khó khăn trong thời kỳ bao cấp, sau đó chuyển sang cơ chế thị trường, cho đến những lúc vinh quang nhất, cán bộ, công nhân Công ty Dệt May Hà Nội (nay là Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội - Hanosimex) vẫn miệt mài lao động sản xuất. Không những phát triển sản xuất tại Công ty, mà từ những năm ở thập kỷ chín mươi Hanosimex dũng cảm dang tay đón nhận những đơn vị yếu về cùng với mình để cải tiến SX, quản lý, thị trường và vực dậy sản xuất cho: Nhà máy sợi Vinh, Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan, Công ty CP Dệt Hà Đông.


Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa phát biểu chỉ đạo buổi lễ
Cũng nhờ được hội ngộ về trong một đại gia đình Hanosimex mà các đơn vị đã dần trưởng thành, khắc phục những khó khăn, nhất là vấn đề thị trường và chất lượng sản phẩm. Tiếp đó, Hanosimex lại tập trung đầu tư xây dựng các đơn vị mới như Nhà máy Sợi Đồng Văn, Nhà máy May Đồng Văn, May Đông Mỹ, Nhà máy May Nam Đàn, Nhà máy Sợi Hồng Lĩnh,... Nhờ có những chiến lược đúng đắn, quyết  sách kịp thời của Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Lãnh đạo Hanosimex, đến nay Tổng Công ty có 8 công ty cổ phần, 3 chi nhánh và 4 nhà máy thành viên đóng tại các tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh và đều hạt động hiệu quả. Cho dù các đơn vị thành viên về vị trí địa lý có khác nhau, tập quán vùng miền khác nhau, nhưng lại hội tụ lại với nhau bằng chuỗi liên kết sản phẩm Sợi - Dệt - Nhuộm - May, đều chia sẻ với nhau về kinh nghiệm quản trị sản xuất và đầu tư. Hằng năm Tổng Công ty tổ chức nhiều cuộc Hội thảo kỹ thuật, tổ chức các đoàn kiểm tra chéo để cùng nhau tháo gỡ khó khăn. Các đơn vị thành viên phát huy tốt vai trò tự chủ, năng động sáng tạo, tham quan học tập các đơn vị trong Ngành tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong cùng hệ thống.


Ông Dương Khuê- TGĐ Hanosimex tặng hoa ông Mai Hoàng Ân - nguyên TGĐ Vinatex, TGĐ Hanosimex

Nhờ sự quyết tâm, công sức, nỗ lực của tập thể người lao động Hanosimex nên đã dần hình thành tại các miền quê những cơ sở sản xuất mới:

Nhà máy Sợi Bắc Ninh với hơn 3,3 vạn cọc sợi, sản lượng mỗi tháng đạt 350 tấn sợi (chi số bình quân Ne30); Nhà máy May Đồng Văn với 24 chuyền may, công suất 5,1 triệu sản phẩm may dệt kim quy chuẩn mỗi năm; Nhà máy Sợi Đồng Văn với 3 vạn cọc sợi, mỗi tháng cung cấp 420 tấn sợi chất lượng cao (chi số bình quân Ne30); Nhà máy May Nam Đàn (giai đoạn) với 24 chuyền may, công suất 5,1 triệu sản phẩm may dệt kim quy chuẩn mỗi năm.

Hiện tại, Hanosimex đã bước đầu khôi phục được  nửa năng lực may và hơn 80% năng lực kéo sợi, với hơn 5.000 CBCNV của 6 công ty cổ phần và 4 nhà máy. Các cơ sở sản xuất của hệ thống Hanosimex phân bố khắp các vùng miền như: Bắc Ninh, Hà Đông, Duy Tiên - Hà Nam, Nam Đàn, TP Vinh, Hồng Lĩnh.


Lãnh đạo Bộ Công Thương và Tập đoàn thăm quan Nhà máy Sợi Đồng Văn

Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện các Dự án đầu tư đã được phê duyệt, chủ yếu xây dựng các cơ sở sản xuất Sợi - Dệt - May tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình để hình thành Cụm công nghiệp dệt may Bắc Trung bộ theo Quy hoạch công nghiệp dệt may Việt Nam đến 2020 tầm nhìn đến 2030 đã được Chính phủ phê duyệt. Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội với vai trò doanh nghiệp đầu tàu sẽ là nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong hệ thống và khu vực.

Đón đầu Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) để có thể tận dụng tối đa những lợi ích và sẵn sàng vượt qua các rủi ro và thách thức, Hanosimex chủ động  mở rộng đầu tư các cơ sở sản xuất với quy mô lớn hơn, hiện đại hơn, và đầu tư Nhà máy Sợi với quy trình công nghệ và chi số sợi cao hơn, chất lượng tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường và tham gia sâu vào chuỗi khép kín Sợi - Dệt - May của toàn Ngành, và cạnh tranh bằng việc giảm giá thành, đầu tư hiện đại hoá dây chuyền SXKD, chăm lo tốt cho đội ngũ lao động.