Hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu khoa học ở các trường thuộc Bộ Công Thương

Trước những khó khăn trong việc xây dựng và triển khai các đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học ở các trường, ngày 26/3/2015, tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Vụ Phát triển nguồn nhân lực (P

Tham dự và chủ trì Hội nghị có ông Nguyễn Phú Cường - Vụ trưởng Vụ KHCN, ông Phương Hoàng Kim - Vụ trưởng Vụ PTNNL, cùng đại diện các trường ĐH, CĐ thuộc Bộ Công Thương ở khu vực phía Bắc.

Ông Phương Hoàng Kim cho biết, thời gian qua, các trường đã nỗ lực đưa các hoạt động thực tiễn gắn với nghiên cứu KH, qua đó các đề tài nghiên cứu đã từng bước được nâng cao hiệu quả và sát với thực tiễn hơn. Từ năm 2013 -2014, tổng số đề tài các trường thuộc Bộ đã nghiên cứu là 868 đề tài, trong đó có 7 đề tài cấp nhà nước, 62 đề tài cấp Bộ và 799 đề tài cấp cơ sở. Một số trường đã có nhiều thành tích trong nghiên cứu KH, tiêu biểu như các trường: ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, ĐH Công nghiệp Thực phẩm…

Theo ông Nguyễn Phú Cường thì việc tham gia nghiên cứu các công trình KH đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ CBGV các trường. Nhưng một hạn chế trong việc nghiên cứu KH ở các trường hiện nay là hầu hết đều được nâng lên thành ĐH từ trung cấp hoặc cao đẳng, bởi vậy chưa có thói quen trong việc nghiên cứu KH, mà chỉ ưu tiên phần lớn cho hoạt động giảng dạy. Việc triển khai Hội nghị này nhằm giúp cho các trường hướng tới xây dựng một chương trình nghiên cứu KH mang tính định hướng chiến lược, lâu dài.

Quang cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai Vụ. Trong đó gồm Bản Chương trình hợp tác, hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu KH ở các trường; phổ biến kiến thức về đăng ký, xây dựng các đề tài nghiên cứu KHCN.

Các nội dung quan trọng được trình bày tại Hội nghị gồm:

1. Kế hoạch hành động chung giữa Vụ KHCN và Vụ PTNNL về tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động KHCN tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương. 7 nội dung kế hoạch hành động gồm: Đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế quản lý hoạt động KHCN tại các trường ngành Công Thương; Đổi mới cơ chế và phương thức tuyển chọn, giao, quản lý và nghiệm thu đề tài; Tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN; Xây dựng định hướng KHCN của các trường thuộc Bộ; Phát triển nhân lực KH&CN trong các cơ sở đào tạo thuộc Bộ; Tăng cường khả năng tham gia các đề án nghiên cứu cấp Nhà nước và quốc tế của các trường; Gắn hoạt động nghiên cứu KH với đào tạo tại các trường thuộc Bộ.

2. Trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn đăng ký, thực hiện nhiệm vụ KHCN ngành Công Thương. Trong đó gồm 2 nội dung: Giới thiệu các chương trình, đề án quốc gia (có 15 đề tài, chương trình); quản lý thực hiện các chương trình đề án.

3. Quy trình tuyển chọn đăng ký và thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp bộ. Trong đó gồm 4 nội dung: Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013; hệ thống hóa văn bản hướng dẫn thi hành Luật; Thông tư số 50/2014/TT – BCT ngày 15/12/2014 của BCT quy định về quản lý nhiệm vụ KHCN; Trao đổi thảo luận.

Theo các đại biểu, Hội nghị này được coi là bước cải tiến quan trọng, mở ra hướng giải quyết cho nhiều vấn đề liên quan trong hoạt động nghiên cứu KHCN ở các trường, qua đó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nghiên cứu KHCN ở các trường hiện nay.   Theo chương trình, ngày 27/3/2015, Hội nghị tiếp tục được tổ chức tại Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh với sự tham gia của các trường đào tạo thuộc Bộ Công Thương ở khu vực miền Trung và miền Nam.