Hội nghị đối tác phát triển hàng Việt - Nơi hội tụ tinh hoa vùng miền

Đây là điều cảm nhận được từ các doanh nghiệp tham gia Hội nghị đối tác phát triển hàng Việt, khi tất cả đều mang những sản phẩm được coi là tinh hoa của địa phương, đơn vị tới trưng bày và trong sâu

Trước khi chính thức diễn ra, Chương trình “Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2018” (Chương trình) đã lan tỏa đến mọi miền tổ quốc, từ Điện Biên - vùng Tây Bắc Tổ quốc đến đảo Ngọc Phú Quốc - Kiên Giang, muôn nơi đều mong chung sức cùng Chương trình - đặc biệt là lễ Khởi động và Hội nghị đối tác phát triển hàng Việt tổ chức ngày 11/10/2018 tại TP. Hồ Chí Minh.

Chị Hoàng Thị Hiên, Giám đốc Công ty TNHH Thực Phẩm SaFe Green (SaFe Green), tỉnh Điện Biên cho biết, với mong muốn lan tỏa hương gạo từ mảnh đất “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cẩu” được trồng trên cánh đồng Mường Thanh có dòng sông Nậm Rốm lưu dấu chiến tích dân tộc, khi biết thông tin về Chương trình, tôi liên hệ ngay với Ban tổ chức đăng ký tham gia giới thiệu sản phẩm đặc trưng Gạo Bắc thơm số 7 Điện Biên (đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý) do đơn vị sản xuất và háo hức đến ngày tham dự.

Gạo Bắc thơm số 7 Điện Biên do SaFe Green sản xuất tham gia xúc tiến tại một hội chợGạo Bắc thơm số 7 Điện Biên do SaFe Green sản xuất tham gia xúc tiến tại một hội chợ

Nhưng vì khoảng cách địa lý, công tác vận chuyển và do SaFe Green đợi mẻ đầu tiên của mùa vụ mới với mong muốn mang đến sản phẩm tốt nhất mà nhỡ việc vì sản phẩm vào muộn mất một ngày. Nên tại Hội nghị đơn vị chỉ thông tin các hình ảnh và giấy tờ liên quan đến sản phẩm trong gian trưng bày, vị Giám đốc này chia sẻ trong tiếc nuối.

Khác với SaFe Green, tại Hội nghị, anh Nguyễn Thanh Phương, Giám đốc Công ty TNHH Phương Khoa có địa chỉ tại 40 Nguyễn An Ninh, Phường 7, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, là đơn vị sản xuất xúc xích mang hương vị Nga đầu tiên tại Việt Nam (từ năm 1991), khi tham dự Chương trình này, Phương Khoa mong giới thiệu đến mọi người xúc xích và các sản phẩm của đơn vị mang hương vị đặc trưng của “Xứ Bạch Dương”. 4h sáng dậy để chuẩn bị hàng mang đến Hội nghị trưng bày, 8h lại phải để cho nhân viên tham dự, quay về Vũng Tàu để tham dự một chương trình dưới đó. Ước gì tôi “phân thân” được, anh Phương chia sẻ thêm.

Anh Nguyễn Thanh Phương, Giám đốc Công ty TNHH Phương Khoa tự tay chuẩn bị sản phẩm trưng bày tại Hội nghịAnh Nguyễn Thanh Phương, Giám đốc Công ty TNHH Phương Khoa tự tay chuẩn bị sản phẩm trưng bày tại Hội nghị

Tuy di chuyển khó khăn do phải thay đổi nhiều phương tiện, nhưng với quyết tâm cho mọi người biết, hiểu rõ về nước mắm truyền thống được bảo hộ, chỉ dẫn địa lý do người dân Phú Quốc sản xuất, bà Nguyễn Thị Tịnh, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Cơ sở Khai thác Chế biến Hải sản Thanh Quốc mang nước mắm truyền thống và các sản phẩm liên quan do đơn vị sản xuất đến trưng bày, giới thiệu tại Hội nghị.

Bà Nguyễn Thị Tịnh, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Cơ sở Khai thác Chế biến Hải sản Thanh Quốc  giới thiệu sản phẩm với khách tham quanBà Nguyễn Thị Tịnh, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Cơ sở Khai thác Chế biến Hải sản Thanh Quốc giới thiệu sản phẩm với khách tham quan

“Thanh Quốc và nhiều doanh khác đều có 2 dòng sản phẩm, 1 dòng có chứng nhận chỉ dẫn địa lý và 1 dòng chỉ là nước mắm truyền thống, tất cả đều sản xuất theo phương pháp thủ công, không hóa chất, hi vọng tại đây sẽ kết nối được với các nhà phân phối để thương hiệu vươn xa”, bà Nguyễn Thị Tịnh chia sẻ trong khuôn mặt rạng rỡ.

Đối với Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt (Huế Việt) có địa chỉ tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế thì lại khác, gần 2 tháng trước khi diễn ra Chương trình, đơn vị này – trực tiếp là Giám đốc Nguyễn Thị Huệ đã cộng tác cùng Văn phòng Đại diện phía Nam Tạp chí Công Thương nhằm lan tỏa Chương trình đến từng doanh nghiệp tại các tỉnh miền Trung.

Chị Nguyễn Thị Huệ cho biết, là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông sản hữu cơ trên địa bàn Thừa Thiên Huế và các tỉnh thành lân cận, tôi hiểu và cảm nhận được việc khẳng định thương hiệu của mình trong tâm người tiêu dùng. Chương trình là cơ hội của Huế Việt và các đơn vị khác quảng bá sản phẩm của mình. Ngay khi có người em thông tin về nội dung, tôi đã tìm mọi cách lan tỏa Chương trình đến doanh nghiệp, mọi người để cùng tham gia.

là Chị Nguyễn Thị Huệ, Giám đốc công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt giới thiệu các mặt hàng tinh hoa của đơn vị với đối tác tiềm năng. Chị Nguyễn Thị Huệ, Giám đốc công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt giới thiệu các mặt hàng tinh hoa của đơn vị với đối tác tiềm năng.

Cũng theo chị Huệ, ngoài mang đến Chương trình các sản phẩm truyền thống do đơn vị sản xuất như các loại hạt ngũ cốc và nông sản đặc trưng của địa phương thì Huế Việt có thêm sữa gạo lứt, bún gạo lứt và bột ngũ cốc - đây là những sản phẩm hữu cơ đầu tiên tại Thừa Thiên Huế được dán tem truy xuất nguồn gốc cùng Bún gạo đỏ, được sản xuất từ những hạt lúa chỉ có ở đầm Cầu Hai thuộc vùng phá Tam Giang – nơi hội tụ tinh hoa của một vùng sông nước.

Cảm nhận từ những ngày đầu chuẩn bị và xuyên suốt Lễ khởi động Chương trình “Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2018”, đặc biệt là Hội nghị đối tác phát triển hàng Việt là sự “cháy mình” của các đơn vị tham gia, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất,… tất cả những sản phẩm được mang đến trưng bày tại đây đều chứa đựng tình cảm, niềm tự hào với quê hương bản quán và mong muốn hàng Việt vươn xa của người sản xuất.

Hoàng Dương