Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa năm 2016: 421 hợp đồng được ký kết

Ngày 25/11/2016, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố năm 2016. Hội nghị được diễn ra từ ngày 25/11 đến ngày
Tham dự hội nghị có bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh, bà Trương Thị Ánh - Phó Chủ tịch HĐND Thành phố, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, ông Phạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công Thương TP, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố và 954 doanh nghiệp của 38 địa phương trên cả nước, trong đó, có 631 nhà cung ứng, 42 nhà phân phối, 124 doanh nghiệp xuất khẩu, bếp ăn tập thể cùng tham dự.Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa phát biểu tại Hội nghịMục tiêu của chương trình là tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà phân phối, tìm kiếm cơ hội hợp tác để tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa, hướng đến xuất khẩu. Song song đó, còn tạo điều kiện để người nông dân, các hợp tác xã Nông - Lâm ngư nghiệp tiếp cận, kết nối với các nhà phân phối sản phẩm trong và ngoài nước.Ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND TP chỉ đạo Sở Công Thương TP cần duy trì Chương trình kết nối cung cầu hàng hóa theo định kỳ hàng năm
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thành Kiên - Giám đốc Sở Công Thương Thành phố cho biết, chương trình kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố được tổ chức từ năm 2012, đã mang lại hiệu quả tích cực và thu hút sự hưởng ứng đông đảo của doanh nghiệp, nhờ sự tổ chức, thực hiện được chuyên nghiệp và luôn sáng tạo hơn. Hàng trăm hợp đồng giao thương đã được ký kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, với tổng giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đồng, giúp các doanh nghiệp an tâm mở rộng sản xuất và liên kết kinh doanh. Chương trình đã góp phần bình ổn thị trường các địa phương, tạo đầu ra cho các mặt hàng nông sản, thiết yếu, giá cả ổn định, chất lượng được đảm bảo, tạo việc làm ổn định, góp phần thực hiện thành công Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.Giám đốc Sở Công Thương Phạm Thành Kiên báo cáo kết quả tại hội nghị sau 5 năm tổ chức Ông Nguyễn Thành Kiên - Giám đốc Sở Công Thương TP nhận định, trong 5 năm qua đã có 1.349 hợp đồng cung ứng, tiêu thụ sản phẩm được ký kết giữa các địa phương, giao thương 2 chiều đạt 22.132 tỷ đồng, trong đó, doanh nghiệp Thành phố đã tiêu thụ hàng hóa trị giá 15.498 tỷ đồng của các tỉnh, thành phố Đông - Tây - Nam bộ và cung ứng hàng hóa cho các tỉnh, thành phố với trị giá 6.634 tỷ đồng.Khách tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm Măng khô của Công ty Kim Bôi - tỉnh Hòa Bình Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đánh giá cao sáng kiến của Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức, thực hiện gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối thông qua Chương trình kết nối cung cầu hàng hóa. Đây là mô hình hay mà các Sở Công Thương và các địa phương cần học hỏi từ cách thực hiện, tổ chức của TP. Hồ Chí Minh, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp có hướng tìm đầu ra cho sản phẩm. Gian hàng giới thiệu sản phẩm Chuối xuất khẩu và Chanh không hạt của tỉnh Long An Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng nêu lên những tín hiệu đáng mừng từ chương trình mang lại. Nhớ lại từ những năm đầu tiên (năm 2012), Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chia sẻ, Chương trình đã kết nối được 15 tỉnh, thành phố với 198 doanh nghiệp tham gia, 43 hợp đồng được ký kết và gần đây nhất là năm 2015. Chương trình đã kết nối lên đến 30 tỉnh, thành phố tham gia, với 1.251 doanh nghiệp hưởng ứng, với 482 hợp đồng được ký kết. Cùng với sự tổ chức chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp, trong năm 2016, chương trình đã kết nối được với hơn 1.200 doanh nghiệp của 38 tỉnh, thành phố trên cả nước. Bà Hồ Thị Kim Thoa tin tưởng và kỳ vọng rằng, trong thời gian tới, chương trình sẽ được nhân rộng thêm và thu hút được các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp trong cả nước.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cũng đề nghị Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và Sở Công Thương các địa phương tiếp tục duy trì, tích cực tổ chức định kỳ hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa, để trở thành kênh tiếp xúc trực tiếp, hiệu quả, thiết thực giữa các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng với nhà phân phối trong cả nước.Khách tham quan gian hàng giới thiệu hàng hóa - sản phẩm của tỉnh Nghệ An Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh cho rằng, sự phát triển của Thành phố có được như ngày hôm nay chính là nhờ sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Trung ương và các Bộ, ngành. Bên cạnh đó, sự phối hợp, hỗ trợ của các tỉnh, thành phố cũng hết sức quan trọng. Ông Lê Thanh Liêm nhận định, nhu cầu hàng hóa hiện nay của Thành phố rất lớn và ngày càng đa dạng, nhưng việc đáp ứng hàng hóa cho thị trường còn hạn chế. Riêng về các mặt hàng nông sản, trái cây, Thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 30%, rau các loại chỉ khoảng 300.000 đến 350.000 tấn/năm, trong khi đó nhu cầu cần đến hơn 3 triệu tấn. Thịt gia súc, gia cầm, các loại và mặt hàng thủy sản, Thành phố chỉ cung ứng một năm khoảng từ 20 - 25% cho thị trường. Do đó, ông Lê Thanh Liêm xác định, Thành phố không chỉ là một thị trường tiêu thụ, mà còn là nơi tiếp nhận khối lượng nguồn hàng lớn từ các, tỉnh, thành phố trên cả nước để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của Thành phố, nhưng luôn đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, ngoài chương trình kết nối cung cầu hàng hóa, lãnh đạo Thành phố còn thực hiện ký kết hợp tác với các bộ, ngành, các địa phương khác trên cả nước về các chương trình hợp tác kinh tế - văn hóa để một mặt đáp ứng được nhu cầu của thị trường, mặt khác tạo được một môi trường đầu tư kinh doanh ổn định và tăng trưởng bền vững, xứng tầm với một trung tâm kinh tế lớn của cả nước.Gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc sản Trà của tỉnh Thái Nguyên Để Chương trình “kết nối cung cầu hàng hóa” trong thời gian tới được phát triển mạnh mẽ hơn, Phó Chủ tịch Thường trực Lê Thanh Liêm đề nghị, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cần phối hợp với Sở Công Thương các địa phương tiếp tục tổ chức theo định kỳ Chương trình kết nối này theo hàng năm, tạo điều kiện hơn nữa, để các doanh nghiệp của Thành phố với các tỉnh, thành phố có cơ hội gặp gỡ trao đổi thường xuyên, nhằm khai thác thế mạnh hàng hóa của mỗi bên, cùng nhau liên kết, phát triển, không những tại thị trường nội địa mà còn phục vụ cho thị trường xuất khẩu.Khách tham quan gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc sản của tỉnh Vĩnh Long

Theo ghi nhận tại khu trưng bày sản phẩm năm nay, nhiều đặc sản, sản phẩm thế mạnh của các tỉnh, thành phố, vùng miền trên cả nước được phong phú và đa dạng hơn, đặc biệt là sản phẩm đặc sản của vùng núi Tây Bắc, như: Mật ong bạc hà, cam chanh, trà Shan Tuyết của vùng cao nguyên đá Hà Giang; Tinh bột nghệ của Nghệ An; Sản phẩm đặc sản Măng của Kim Bôi - Hòa Bình; Tỏi Lý Sơn - Quảng Ngãi; Các loại khô cá, tôm khô, rượu cà na, cà na muối đặc sản của Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang; Bưởi Tân Triều của Đồng Nai; Các loại thực phẩm của Công ty Thực phẩm Bích Chi - Đồng Tháp; Bánh Pía Tân Huê - Sóc Trăng; Kẹo dừa - Bến Tre; Tàu hũ ky khô của Vĩnh Long; Chuối xuất khẩu, chanh không hạt của Long An…

Gian hàng giới thiệu các sản phẩm của Tổng Công ty Thương mại SATRA - TP. Hồ Chí MinhTheo số liệu mới nhất, tính đến 14h ngày 26/11/2016, đã có 421 hợp đồng, biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết, giữa các đơn vị sản xuất và nhà phân phối tại hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa năm 2016.

Hồng Lực