Hội thảo dự thảo đầu tư phát triển lưới điện truyền tải năm 2015 khu vực miền Trung

Ngày 24/9/2014 tại Công ty Truyền tải điện 2, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (VNNPT) đã tổ chức hội thảo góp ý kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải năm 2015 có xét đến 2019 khu vực

 Tham dự hội thảo có ông Lưu Minh Tuấn – Thành viên HĐTV EVNNPT; đại diện Bộ Công Thương, Cục Điều tiết, EVN, lãnh đạo các Ban của EVNNPT; Công ty Truyền tải điện 2,3;Viện Năng Lượng; Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia; Trung tâm điều độ hệ thống điện Miền Trung; các Công ty tư vấn xây dựng điện; Tổng công ty Điện lực miền Trung. Ông Vũ Ngọc Minh – Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo, Viện Năng lượng là đơn vị tư vấn đã trình bày báo cáo dự thảo kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện trên địa bàn đã trình bày trong giai đoạn 2015 có xét đến 2019. Năm 2013 sản lượng điện thương phẩm của miền Trung đạt 11 tỷ kwh, Pmax = 2382 MW, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2005 – 2013 là 11,9%. Dự kiến giai đoạn 2015 – 2019 điện thương phẩm tăng trưởng của khu vực miền Trung tăng dự kiến đạt mức 11,6% (toàn quốc quốc là 10,8%), khả năng 2019 sản lượng điện thương phẩm đạt 23 tỷ kwh, Pmax=4,4 GW.

Trong khi đó hiện trang lưới điện miền Trung tuổi thọ đường dây 500 kV đã qua 20 năm vận hành có hiện tượng xuống cấp nhưng phải vận hành với tải cao, điểm yếu của đường dây 220 kV chủ yếu là mạch đơn, chu vi mạch vòng lớn với 620 km vì vậy độ tin cậy cung cấp điện chưa đảm bảo. Vì vậy, trong thời gian đến khối lượng đầu tư sẽ có them 1 TBA 500 kV với 2 MBA 500 kV dung lượng 450 MVA; 22 TBA 220/110 kV với tổng dung lượng 3800 MVA; 487 km đường dây 500 kV; 21 công trình với 2300 km đường dây 220 kV. Mặt khác để đảm bảo cung cấp điện giai đoạn 2015 – 2019 cần sớm hoàn thành đầu tư nâng cấp tụ bù dọc đường dây 500 kV từ 1000 A lên 2000 A nhằm tăng khả năng mang tải trên đường dây 500 kV. Sớm đưa vào vận hành Trạm biến áp 500 kV Pleiku 2 để chuyển đổi đấu nối các đường dây 500 kV và nâng cấp tụ bù dọc đường dây 500 kV Pleiku 2 – Cầu Bông.

Đại diện Viện Năng lượng là đơn vị tư vấn đã báo cáo dự thảo

Trong giai đoạn 2015 – 2019, Viện Năng lượng đã đề xuất thời gian tiến độ đóng điện đưa vào vận hành các công trình điện, cụ thể như sau: Năm 2015 hoàn thành dự án treo dây mạch 2 đường dây 220 kV Đà Nẵng – Huế; đưa vào vận hành TBA 220 kV: Kon Tum, Đức Trọng. Năm 2016 đưa vào vận hành đường dây 220 kV: Vũng Áng – Ba Đồn – Đồng Hới, Seekaman 1- Pleiku 2, An Khê – Quy Nhơn mạch 2, Phan Thiết – Hàm Tân. Đóng điện các TBA 220 kV: Ba Đồn, Quận 3. Năm 2017 đưa vào vận hành đường dây 220 kV: Hàm Tân – KCN Phú Mỹ 2, Quảng Ngãi - Phước An, Di Linh – Bảo Lộc, treo dây mạch 2 đường dây 220 kV Tuy Hòa – Nha Trang; đóng điện các TBA 220 kV: Phú Mỹ, Đăk Nông. Năm 2018 sẽ đưa vào vận hành đường dây 220 kV: Đồng Hới – Đồng Hà – Huế. Năm 2019 đưa vào vận hành đường dây 220 kV: An Khê – Pleiku 2, Tháp Chàm – Nha Trang, Vĩnh Tân – Rẽ Sông Mây – Tân Uyên; đóng điện các TBA 220 kV: Phong Điền, Hải Châu...

Ông Vũ Ngọc Minh –Tổng giám đốc TCty Truyền tải điện Quốc gia chủ trì hội thảo

Sau khi lắng nghe Viện Năng lượng là đơn vị tư vấn đã báo cáo dự thảo kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện trên địa bàn. Đại diện lãnh đạo các đơn vị đã tham gia góp ý nhằm hoàn thiện kế hoạch đầu tư lưới điện truyền tải đồng bộ với sự phát triển của nguồn điện cũng như khả năng truyền tải trên lưới. EVNNPT sẽ trình và đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương, bộ ngành và Chính phủ để xem xét ưu tiên vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và thực hiện bảo lãnh cho các hợp đồng vốn vay nước ngoài. Nghiên cứu đưa thêm nhiều cỡ máy 750 MVA, 600 MVa để đảm bảo tính cạnh tranh, đảm bảo chất lượng máy biến áp cũng đề phòng ngừa rủi ro khi sự cố N-1 máy biến áp. Chình quyền các Địa phương cũng ưu tiên dành quỹ đất cho các dự án phát triển điện lực nhằm thực hiện đúng theo quy hoạch phát triển điện của các địa phương do Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, EVNNPT sẽ đề nghị các tổng công ty phân phối điện cũng cần khẩn trương lập kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện 110 nhất quán, tránh lãng phí, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt nhất tránh bị động đối với việc giải phóng công suất nguồn cũng như cung cấp điện cho phụ tải.