Logistics góp phần vào sự ổn định và phát triển chung của đất nước.

Đó là nhận định của TS. Trần Tuấn Anh - Thứ trưởng Bộ Công Thương tại Diễn đàn Logistics Việt Nam lần 2, do Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải, Ngân hàng Thế giới, phối hợp tổ chức tại TP. Hồ Chí
Cùng tham dự diễn đàn có ông Nguyễn Văn Thể, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, bà Victoria Kwakwa Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, chuyên gia cấp cao của ngân hàng Thế giới, các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn có liên quan trong ngành Logistics.

   TS. Trần Tuấn Anh đang trao đổi với bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

TS. Trần Tuấn Anh nhận định thêm, năm 2014, nền kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức do tình hình hình kinh tế suy thoái ở nhiều nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đã tích cực đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, đầu tư, mở rộng thị trường, cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan, nên hoạt động SX-XK – DV của Logistics của Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào sự ổn định và phát triển chung của đất nước.Về cơ sở hạ tầng, trong những năm qua Nhà nước đã dành một phần lớn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và dịch vụ Logistics phát triển.Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, ngành Logistics Việt Nam luôn đối mặt với những bất cập, khó khăn, làm ảnh hưởng chung đến sự phát triển của các ngành kinh tế.

               Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn

Cụ thể, theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về Logistics, chi phí cho hoạt động Logistics ở Việt Nam quá cao chiếm tới 20 – 25% GDP, trong khi đó ở các nước phát triển chỉ chiếm khoảng 10 – 13%.Ngoài ra, một trong những khó khăn lớn là, các khu vực cảng là cơ sở hạ tầng kết nối với vùng tập trung hàng hóa còn yếu. Trong đó, các trung tâm giao nhận hàng hóa & dịch vụ cung cấp chuyên dụng luôn thiếu.Một điểm đặc biệt khác là, trong suốt thời gian qua, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam chưa thật sự tìm được nhiều tiếng nói chung với các doanh nghiệp XK, chưa tạo ra sự gắn bó đầy đủ, thúc đẩy cho sự phát triển chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.Bên cạnh đó, còn có thêm những hạn chế mà nhiều năm nay ngành Logistics vẫn chưa được giải quyết như: Chưa có công tác quy hoạch ngành dịch vụ Logistics; Khả năng cung ứng những dịch vụ có giá trị cao để phục vụ XNK còn thấp; Năng lực tài chính – năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ Logistics còn yếu kém…TS. Trần Tuấn Anh nhận định, vấn đề đặt ra là cần phải phát triển tốt hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia một cách đồng bộ, hợp lý. Cần xã hội hóa việc đầu tư cơ sở hạ tầng, huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước, phát triển kết cấu hạ tầng Logistics phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ và thực hiện đồng bộ, giữa các Bộ, ngành, địa phương, nhằm mục tiêu phát triển Logistics Việt Nam bền vững. 

                   Ông Phạm Minh Đức - Chuyên gia cấp cao Ngân hàng thế giới phát biểu tại Diễn đàn

Phát biểu tại diễn đàn, bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định, Việt Nam đã và đang, sẽ ký kết nhiều hiệp định thương mại quan trọng khác, do đó, năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu, năng lực vận tải Logistics Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi theo hướng tích cực, để theo kịp sự tăng trưởng khi hội nhập.Bà Victoria Kwakwa chia sẽ thêm, Việt Nam cần tập trung nhiều vào thúc đẩy tạo thuận lợi cho thương mại, bởi khi thương mại được thuận lợi tốt, sẽ giảm chi phí trực tiếp - gián tiếp liên quan đến các thủ tục đối với doanh nghiệp. Do đó, nhà nước Việt Nam có vai trò rất quan trọng, trong vấn đề này, để tạo thuận lợi thương mại giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý.Ngoài ra, hoạt động ngành logistics Việt Nam cần tích cực hơn nữa, chú trọng nâng cao năng lực vận tải trong thời gian tới, mở rộng thêm nhiều chuyến hàng Container sang các nước trong khu vực, tăng cường kết nối logistics trong cả nước, đặc biệt là Tiểu vùng sống Mekong.

                                              Thứ trưởng Bộ GTVT phát biểu tại Diễn đàn

Ông Nguyễn Văn Thể - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhận định, dịch vụ Logistics chỉ thực sự phát triển khi Việt Nam có nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc, coi cảng biển là đầu mối tập trung, kết nối tổng hợp các phương thức vận tài: Đường sắt, đường bộ, đường sống, đường biển và đường hàng không.Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng cho biết thêm, bằng sự cố gắng, nỗ lực để huy động các nguồn lực đầu tư, phát triển hạ tầng, nên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã có những điểm tích cực qua các con số: hơn 300 nghìn km đường bộ, 2,143 km đường sắt, 44 cảng biển. 22 cảng hàng không sân bay. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp về đảm bảo TTATGT, tái cơ cấu thị phần, tăng cường kết nối các phương thức vận tải, kiểm soát tải trọng, triển khai các tuyến vận tải đường biển…

                                   Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen chia sẻ tại Diễn đàn

Chia sẻ thêm tại diễn đàn, ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen cho biết, trong vòng 10 đến 25 năm tới, khu vực tăng trưởng mạnh mẽ nhất, năng động nhất, có sức hấp thụ đồng vốn của thế giới, khả năng nhiều nhất là khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, hiện nay các vấn đề như; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, nguồn vốn của doanh nghiệp Việt Nam đều thấp và yếu. Cộng vào đó, việc chi phí Logistics ở Việt Nam hiện đang ở quá cao ( 20% GDP), trong khi ở các nước trên thế giới ở tầm 13% GDP. Ông Vũ dẫn chứng, một Container đi từ đường bộ chở từ KCN Phú Mỹ ( Bà Rịa – Vũng Tàu) xuống TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Hoa Sen phải trả chi phí 4,6 triệu đồng/container- 24 tấn. Nếu đi đường biển, hoặc đường sông là 3,8 triệu đồng/container. Trong khi đó, nếu vận chuyển một container (đường biển) từ Cảng Sài Gòn đi Bangkok chỉ có 110 USD/Container.

Việt Nam đã và đang tiếp tục bước vào sân chơi chung với thế giới với nhiều hiệp định rất quan trọng, nếu ngay từ thời điểm này, không tích cực tái cơ cấu toàn ngành Logistics, để có những chiến lược cụ thể bài bản hơn, sẽ rất khó cho doanh nghiệp và làm ảnh hưởng chung cho sự phát triển của đất nước. 

                                  Toàn cảnh Diễn đàn Logistics lần 2 tại TP. Hồ Chí Minh

Theo ý kiến của ông Phạm Minh Đức - Chuyên gia cấp cao của Ngân hàng thế giới, Việt Nam và các nước đang phát triển, chỉ cần tạo điều kiện cho dịch vụ Logistics hoạt động thuận lợi bằng phân nữa điều kiện hoạt động Logistics tại Singapore thôi, cũng đã giúp cho hoạt động thương mại toàn cầu tăng khoảng 14,5%, ước tương đương trị gia khoảng 1.600 tỷ USD.

Ông Ngô Thanh Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam cho rằng, để nâng cao năng lực và hiệu quả của ngành Logistics Việt Nam, nên chọn khâu đột phá trong các hoạt động Logistics và chuỗi cung ứng, các cửa khẩu xuất nhập hàng hóa chính là nơi cần thay đổi đột phá, cần cải tiến, nâng cấp ngay lập tức mà không cần đầu tư lớn về tài chính, về thời gian.

Ngoài ra, một hỗ trợ rẩt cần thiết đang có và cần tận dụng thêm, đó là các chương trình, cam kết của Chính phủ, về việc quyết tâm, đơn giản, minh bạch và trong sạch các thủ tục để tạo điều kiện cho sản xuất thương mại phát triển.




Hồng Lực