Nhiều cơ chế mới hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả

Nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sản xuất, ngày 26/11/2015, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Cục Năng lượng, Bộ Công Thương, phối hợp với Trung tâm

Mục tiêu của Chương trình hướng đến đạt mức TKNL 360,4 nghìn TOE và giảm phát thải khí nhà kính đạt 1,254 triệu tấn CO2 vào năm thứ 5.

Theo đại diện của Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương, chương trình “Thỏa thuận tự nguyện thí điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất”, là một trong những chương trình của dự án TKNL và sản xuất sạch hơn tại Việt Nam, do Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Môi trường toàn cầu (gef) tài trợ.

Ông Huỳnh Kim Tước  - Giám đốc TT TKNL TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị

Bộ Công Thương và Trung tâm TKNL TP. Hồ Chí Minh cùng phối hợp triển khai thực hiện cho doanh nghiệp. Tổng kinh phí thực hiện trong chương trình thí điểm này là 200 triệu USD, ban tổ chức sẽ hỗ trợ 100% chi phí kiểm toán năng lượng cho các doanh nghiệp trên cả nước đăng ký thực hiện, thời gian thực hiện chương trình là 5 năm, trong đó 2 năm đầu là thời gian doanh nghiệp thực hiện tự nguyện thí điểm được tính từ ngày doanh nghiệp đăng ký thực hiện thỏa thuận tự nguyện, 3 năm sau sẽ đi vào thực hiện một cách chính thức.

Mặc dù hiện tại chưa có số liệu ước tính về mức năng lượng tiết kiệm và mức giảm thải khí thải CO2 khi doanh nghiệp áp dụng chương trình này, nhưng dự kiến mức tiết kiệm sẽ cao hơn mức năng lượng sử dụng tiết kiệm mà Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp thực hiện hàng năm.

Theo đại diện Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương, cho biết, các doanh nghiệp khi tham gia chương trình sẽ được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, quảng bá thương hiệu, kiểm toán năng lượng hoặc đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ xây dựng kế hoạch về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trung và dài hạn, giảm chi phí sản xuất, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, góp phần phát triển bền vững.

Toàn cảnh Hội nghị

Đối tượng tham gia chương trình này là chính các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm quốc gia, doanh nghiệp có nguyện vọng xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong sản xuất lâu dài và bền vững.

Nói về lợi ích khi tham gia, đại diện Tổng Cục Năng lượng cho biết thêm, thay vì doanh nghiệp chỉ thực hiện 5% hoặc 10% năng lượng tiết kiệm được theo quy định, khi tham gia chương trình này, thì doanh nghiệp có thể sẽ có kế hoạch thực hiện TKNL nhiều hơn, có thể 10% hoặc 15%.

Ông Lê Phú Hưng - Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và TKNL cho biết, Chương trình thỏa thuận tự nguyện thí điểm về TKNL hướng tới mục tiêu phát triển cơ chế VA (chương trình thỏa thuận tự nguyện) như một công cụ chính sách nhằm đạt mục tiêu TKNL, giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thiết lập các mục tiêu TKNL, từ đó thực hiện TKNL, giảm chi phí sản xuất và tuân thủ những chính sách pháp luật của Nhà nước.

Dự án gồm 3 hợp phần chính: Kế hoạch hành động TKNL trong các ngành công nghiệp trọng điểm; Phát triển ngành công nghiệp dịch vụ TKNL và xây dựng năng lực quản lý, theo dõi, đánh giá chương trình.

Theo ông Huỳnh Kim Tước, tiềm năng TKNL trong doanh nghiệp của cả nước vẫn còn rất lớn, bởi hiện nay, chi phí năng lượng trong tổng chi phí sản xuất của một số ngành chiếm tỷ lệ rất cao. Cụ thể như xi măng, gạch ngói (45% - 50%), gốm sứ (35% - 40%), sản xuất giấy và bột giấy (20% -25%), dệt may (20 % -25%), chế biến thực phẩm (18% -20%). Nếu giá điện năng tăng 30%, chi phí sản xuất ở các ngành trên sẽ tăng từ 5% đến 20%, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp.

 So với những chương trình khác, chương trình thỏa thuận tự nguyện thí điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất này, được thực hiện ràng buộc hơn và chặt chẽ hơn từ, tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm đến quản trị tổ chức hoạt động trong doanh nghiệp, cụ thể: Thứ nhất; Ban tổ chức chương trình, sẽ giúp cho các doanh nghiệp về mặt tư vấn, để chọn ra những giải pháp TKNL; Thứ hai là công cụ về tài chính; Thứ ba là công cụ quản trị trong doanh nghiệp. Riêng trong công cụ tài chính thì nó có những phần tiếp cận khác nhau, đơn cử như tôi sẽ giúp cho anh vay, hoặc tạo cho anh cơ chế, để những doanh nghiệp như ESCO sẽ đầu tư cho anh và thu lại hiệu quả năng lượng tiết kiệm được để anh hoàn trả.

Theo đó, doanh nghiệp muốn đăng ký tham gia sẽ thực hiện qua 6 bước, như: Đăng ký tham gia; Kiểm toán năng lượng; Xác định mục tiêu, giải pháp; Thống nhất các điều khoản; Ký thỏa thuận và tổ chức thực hiện. Bộ Công Thương và Trung tâm TKNL TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp khi thực hiện.

Bên cạnh đó, Chương trình này còn mang lại những lợi ích lâu dài và bền vững, như ngoài việc được hỗ trợ 100% chi phí kiểm toán năng lượng, các nhu cầu đầu tư đổi mới công nghệ cũng được Bộ Công Thương ưu tiên xem xét trong các gói hỗ trợ theo chương trình. Chương trình không những giúp giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp mà còn là điều kiện thuận lợi để tiến tới hội nhập khu vực và quốc tế.