PC Long An đảm bảo cấp điện cho khu kinh tế trọng điểm và khu cụm công nghiệp

Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí địa lý giáp ranh với TP HCM nên có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện chủ trương công nghiệp hóa - hiện Đại hóa, tốc độ tăng trư
Toàn tỉnh hiện có 30 KCN, trong đó có 22 khu đã đi vào hoạt động (tổng diện tích trên 3.265ha); 32 cụm công nghiệp (tổng diện tích đất quy hoạch là 3.368 ha), trong đó có 14 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích là 618,2 ha.

1. Sự đồng hành của ngành điện trong tiến trình CNH - HĐH của tỉnh Long An

Tốc độ tăng trưởng về điện của tỉnh trong các năm qua luôn ở mức cao, cụ thể:

- Giai đoạn 2007-2010: sản lượng điện thương phẩm tăng từ 1.099 triệu kWh lên đạt 1.793 triệu kWh vào năm 2010. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này là 19,2% (trong đó, tốc độ tăng trưởng của thành phần CN-XD là 24%).

- Giai đoạn 2011-2014:s ản lượng điện thương phẩm tăng từ 1.638 triệu kWh lên dự kiến đạt 2.877 triệu kWh vào năm 2014. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này là 15% (trong đó, tốc độ tăng trưởng của thành phần CN-XD là 22,22%).

Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Long An, vai trò ngành điện có ý nghĩa rất quan trọng, phải đi trước một bước, là động lực để phát triển nền kinh tế. Trong các năm qua, Công ty Điện lực Long An đã thực hiện nhiều giải pháp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cụ thể:

Tăng cường đầu tư hạ tầng điện phục vụ công nghiệp:

Giai đoạn 2005-2010: với tổng số vốn là khoảng 110,582 tỷ đồng, để xây dựng ĐDTA dài 512,979km. ĐDHA dài 300,42 km và TBA có dung lượng là 15,665MVA.

Giai đoạn 2011-2014:

- Đối với lưới điện 22kV: đã triển khai đầu tư lưới điện phân phối với tổng vốn là khoảng 548 tỷ đồng, để xây dựng ĐDTA dài 531,32km. ĐDHA dài 964,13 km và TBA có dung lượng là 89,832MVA.

- Đối với lưới điện 110kV: đã đầu tư, nâng cấp các trạm biến áp nguồn 110kV, với tổng số vốn là khoảng 798 tỷ đồng, bao gồm: tăng công suất 06 TBA 110kV, với tổng công suất là 502 MVA; XDM 06 TBA 110kV, với tổng công suất là 418 MVA.

Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vận hành, không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ:

Song song với việc tăng cường đầu tư lưới điện, Công ty Điện lực Long An đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khác nhằm nâng cao chất lượng cung cấp điện, cụ thể:

- Hàng năm tham mưu UBND Tỉnh thành lập ban chỉ đạo điều hành cung cấp điện, xây dưng dựng kế hoạch cung cấp điện hàng năm, xây dựng các phương án ứng phó với trường hợp mất cung cầu HTĐ.

- Triển khai nhiều giải pháp để cải tiến dịch vụ khách hàng như: đề án "Nụ cười và niềm tin điện lực"; Ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc khách hàng qua chương trình "Quản lý thông tin dịch vụ khách hàng 22kV", Triển khai thực hiện đơn giản hóa thủ tục cấp điện, đảm bảo thời gian giải quyết cấp điện cho khách hàng có xây dựng đường dây và trạm biến áp trung áp là < 70 ngày theo quy định.

- Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng của Công ty Điện lực Long An; Tham gia các cuộc đối thoại doanh nghiệp do UBND tỉnh tổ chức, các cuộc tiếp xúc doanh nghiệp do Sở Công thương tổ chức hàng năm....

2. Kết quả đạt được trong việc đảm bảo cấp điện cho phát triển công nghiệp

Công ty Điện lực Long An đã luôn đảm bảo tốt khả năng cung ứng điện so với nhu cầu sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. Các công trình đầu tư trạm nguồn và lưới điện phân phối đều phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Long An giai đoạn từ năm 2005-2010 có xét đến năm 2015 đã được Bộ Công thương phê duyệt, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh

Đến nay, trên địa bàn Tỉnh đã có 11 trạm biến áp 110 kV (chưa kể 04 trạm BA 110/22 kV của khách hàng), với tổng công suất là 741 MVA, dự kiến đến năm 2015 sẽ tăng lên 18 trạm 110 kV với tổng công suất đặt là 1.199 MVA. Công ty Điện lực Long An đã xây dựng và quản lý hơn 3.582,512 km đường dây trung áp 3.254,329 km đường dây hạ áp và 5.146 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 250.316 kVA.

Điện thương phẩm năm 2014 dự kiến đạt 2,877 tỷ kWh/năm, tăng trưởng 13,2% so với năm 2013, trong đó tỷ trọng dùng cho công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 71%. Tất cả các khu cụm công nghiệp đều có lưới điện trung thế đến chân hàng rào, đảm bảo cấp điện cho các nhà đầu tư thứ cấp về cả công suất và chất lượng điện năng theo quy định.

3. Các giải pháp sẽ thực hiện trong thời gian tới

Thường xuyên theo sát nắm bắt kịp thời các chính sách thu hút đầu tư của địa phương, phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương để theo dõi nhu cầu, dự án đầu tư trên địa bàn để xây dựng các phương án cấp điện phù hợp.

Phối hợp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các TBA 220 kV; 110 kV đang triển khai trên địa bàn Tỉnh.

Tiếp tục triển khai các giải pháp để cải tiến dịch vụ khách hàng; Tiếp tục củng cố, hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Công ty, và các Điện lực Huyện nhằm phục vụ khách hàng sử dụng điện ngày càng tốt hơn.

Thực hiện các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và dịch vụ khách hàng....