Petrovietnam và Solvay thúc đẩy hợp tác phát triển

Ngày 02/11/2016, trong khuôn khổ sự kiện “Solvay Innovation Day 2016” do Tập đoàn Solvay (Bỉ) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), đã ký kết bản ghi nhớ hợp tá
Theo biên bản thỏa thuận, trên nền tảng công nghệ hiện đại của Nhà máy Đạm Cà Mau, hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu sản xuất sản phẩm urea có phủ lớp N Dual protect - “Bảo vệ kép/Bảo vệ đạm 2 lần” theo công nghệ châu Âu của Tập đoàn Solvay. Sản phẩm giúp giảm thất thoát đạm, tăng hiệu quả sử dụng, tiết kiệm 20-30% lượng bón so với urea thông thường, giúp lá xanh bền, cây sinh trưởng và phát triển mạnh, thân thiện với môi trường.

Việc PVCFC ký kết hợp tác với Tập đoàn Solvay là một bước đi quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm phân bón, góp phần phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững.

Tại Lễ ký kết, Phó Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cho rằng, sự kiện “Solvay Innovation Day 2016” sẽ mang lại nhiều cơ hội cho mối quan hệ hợp tác giữa Petrovietnam và Solvay. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tìm ra các giải pháp cho sự phát triển bền vững của ngành Dầu khí tương lai, nhất là trong bối cảnh giá dầu sụt giảm. Ông Lê Mạnh Hùng bày tỏ hy vọng qua sự kiện này, Petrovietnam và Solvay sẽ sớm có được cơ hội liên kết hợp tác mới; cùng tìm ra những giải pháp hiệu quả, ứng dụng các công nghệ tiên tiến với chi phí tối ưu, nhằm tái khởi động lại các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam; cũng như giúp các đơn vị trong nước sớm có những giải pháp cải thiện công nghệ, đa dạng hóa các nguyên vật liệu nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm dầu khí trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Tập đoàn Solvay có ưu thế trong các lĩnh vực trên toàn thế giới như ô tô, hàng không vũ trụ, hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe, năng lượng và môi trường, điện, điện tử, xây dựng, cũng như các ứng dụng công nghiệp. Solvay có trụ sở tại Brussels với khoảng 30.000 nhân viên, tại 53 quốc gia.