PGS. Mai Quang Vinh chỉ cách bón phân Văn điển hiệu quả nhất

Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy trong mùa mưa cà phê, hồ tiêu, cao su cần đến trên 85% tổng lượng phân bón cho cả niên vụ. Để cà phê, hồ tiêu đạt năng suất cao chất lượng tô

Mất cân đối - không năng suất

Khảo sát trên 40 xã với hơn 1.000 hộ nông dân trồng cà phê và hồ tiêu ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum cho thấy hầu hết các nhà vườn bón phân cho cà phê và hồ tiêu chưa cân đối, vượt định mức cho phép.

Do nhận thức hiểu biết về phân bón, nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê, hồ tiêu cũng như đặc tính thổ nhưỡng còn hạn chế nên bà con còn dùng nhiều phân đơn tự phối trộn không đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng giữa đạm, lân, kali theo nhu cầu của cà phê, tiêu trong mùa mưa. Thường tỷ lệ đạm quá cao, tỷ lệ kali lại thấp, và không có các chất trung vi lượng.

Những nhà vườn sử dụng phân hỗn hợp NPK trên thị trường hiện tại thường chọn mua chưa đúng chủng loại; hầu hết thiếu hoặc không có các chất dinh dưỡng trung lượng thiết yếu cho cây cà phê, cây tiêu như canxi, ma giê, lưu huỳnh, silic, cùng các chất vi lượng.

Một số loại phân NPK cũng có một vài chất dinh dưỡng trung lượng nhưng tỷ lệ phần trăm trong phân thấp hoặc ghi chung chung trên bao bì. Một số loại phân NPK TE thực tế chỉ có tỷ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) còn TE (viết tắt của tiếng Anh là Trace Elements) nghĩa là nguyên tố chỉ có “vết” với hàm lượng rất thấp, không ghi rõ nguyên tố vi lượng là loại gì, tỷ lệ phần trăm bao nhiêu… khiến nhiều nhà vườn băn khoăn khi sử dụng.

Phân bón thiếu cân đối nên hầu hết các vườn cà phê, tiêu ở Tây Nguyên thừa đạm lá mỏng xanh đen, trái không đồng đều, nhiều vườn có hiện tượng rụng quả do mất cân bằng giữa diện tích lá và số lượng trái trên cây.

Hơn nữa, bón phân nổi đợi mưa vẫn là cách làm phổ biến hiện nay của bà con trồng cà phê, hồ tiêu, cao su ở Tây Nguyên. Rất hiếm gặp vườn cà phê, tiêu, cao su được bón phân vùi qua đất. Lý do duy nhất người dân đưa ra là thiếu lao động, rải phân trên mặt bồn quanh tán cà phê, tiêu, giữa hai hàng cao su, nếu không gặp mưa thì dinh dưỡng bay hơi, gặp mưa thì dinh dưỡng bị rửa trôi chỉ một phần cây hấp thụ được.

Bí quyết sử dụng

Để có năng suất cao người nông dân phải đầu tư tăng lượng để bù cho lượng phân đã bị tiêu hao, dẫn đến chi phí phân bón cho mỗi ha cà phê ở Tây Nguyên tăng vọt làm thiệt hại đáng kể tiền bạc của các nhà vườn.

Phân bón Văn Điển do Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất trong nhiều năm qua đã đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê, cây tiêu trên vùng đất Tây Nguyên.

Đây là loại phân khoáng thiên nhiên đa chất có thành phần dinh dưỡng bao gồm P2O5 dễ tiêu (tan trong dung dịch chua của rễ cây) = 15-17%, CaO (vôi) = 28-30%, ma giê (MgO) = 15-17%, silic (SiO2) = 24-30% và các chất vi lượng Fe = 4%, Cu = 0,02%, Mn = 0,4%, CO = 0,02%, B = 0,4%, Zn = 0,2%. Như vậy phân lân nung chảy Văn Điển bên cạnh chất lân hữu hiệu còn có 3 chất trung lượng canxi, ma giê, silic chiếm từ 63-77% và các chất vi lượng.

Khi bón lân Văn Điển cho cà phê, hồ tiêu thì cùng lúc cung cấp cho cây trồng lân dễ tiêu, vôi, ma giê, silic với hàm lượng mỗi chất dinh dưỡng cao nhất; đồng thời còn cung cấp thêm 6 chất vi lượng kẽm, sắt, bo, đồng, mô líp đen, cô ban từ 0,02-4% mỗi chất. 

Để giúp bà con nông dân chăm bón cho cây cà phê, cây tiêu, cao su với nguyên tắc 4 đúng nuôi trái lớn trong mùa mưa, phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển có các loại sau:

(1) ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng N = 12%, P2O5 = 8%, K2O = 12% và các chất trung lượng CaO = 8%, MgO = 6%, SiO2 = 9%, S= 6%, cùng các chất vi lượng tổng dinh dưỡng đạt trên 61%.

(2) ĐYT NPK 16.6.16 Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng N = 16%, P2O5 = 6%, K2O = 16% và các chất trung lượng CaO = 8%, MgO = 5%, SiO2 = 7%, S= 2%, cùng các chất vi lượng tổng dinh dưỡng đạt trên 60%.

+ Với cà phê kinh doanh đang nuôi trái: cần bón 2 đợt: Đợt 1 giữa mùa mưa bón 0,8 - 1 kg/gốc (800-1.000 kg/ha) ĐYT NPK 12.8.12 hoặc bón 0,6-0,8 kg/gốc (600-800 kg/ha) ĐYT NPK 16.6.16 và đợt 2 bón cuối mùa mưa lượng bón 0,6-0,8 kg/gốc (600-800 kg/ha) ĐYT NPK 12.8.12 hoặc 0,4-0,6 kg/ gốc (400-600 kg/ha) ĐYT NPK 16.6.16.

+ Đối với hồ tiêu kinh doanh đang nuôi trái cần được bón các đợt sau: Đợt 1 giữa mùa mưa bón 0,3-0,4 kg/trụ (500-600 kg/ha) ĐYT NPK 12.8.12, đợt 2 cuối mùa mưa bón 0,2-0,4 kg/trụ (500-600 kg/ha) ĐYT 12.8.12.

Cách bón: Rải phân trực tiếp vào đất xung quanh tán cây dùng lá già phủ kín phân hoặc phủ đất sau đó tưới ẩm hoặc đợi mưa. Điều khác biệt nhất của phân đa yếu tố NPK Văn Điển là ở chỗ các chất đa lượng NPK cân đối theo tỷ lệ (1-0,6-1) và (1-0,4-1) các chất trung lượng can xi, ma giê, lưu huỳnh, silic rất cân đối và chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất trong tất cả các loại phân NPK hiện có trên thị trường. Đồng thời phân có đầy đủ 6 chất vi lượng kẽm, bo, sắt, đồng, coban, mangan cung cấp thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây cà phê, cây hồ tiêu trong thời gian nuôi trái lớn, vào quả chắc mẩy.

+ Đối với cao su: Để tạo ra mủ và duy trì tăng trưởng cây cao su có nhu cầu dinh dưỡng lớn được lấy từ đất và bổ sung qua con đường phân bón, các yếu tố dinh dưỡng mà cây cần gồm các chất dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P) kali (K) theo tỷ lệ (1 – 0,8 – 2) từ năm thứ 7 đến năm thứ 22 có thể thay đổi tỷ lệ tùy theo từng loại đất, bên cạnh các chất đa lượng cao su còn cần các chất trung lượng là Magie (MgO), canxi (CaO) theo tỷ lệ khoảng (0,5 – 1) ở một số vùng đất thiếu Mangan (Mn) có thể khắc phục bằng việc bổ sung phân bón chứa Mangan.

Với cao su thời kỳ kinh doanh được khuyến cáo bón phân Văn Điển hai lần trong năm. Lần thứ nhất bón vào đầu mùa mưa với lượng bón 270 – 350 kg lân Văn Điển cộng thêm 350 – 400 kg ĐYT NPK 12.8.12. Lần thứ hai bón vào cuối mùa mưa từ 300 – 350 kg ĐYT NPK 12.8.12. Phân bón được dải giữa hai hàng cao su theo băng rộng cày lật đất phủ kín phân các vườn cao su có trên 15 năm tuổi thì bón tăng lượng từ 10 – 15%.

Những chân đất kém màu mỡ (hạng 3, 4) thì bón tăng lượng khoảng 10% nữa. Phân bón Văn Điển cân đối tỷ lệ NPK và đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng, đặc biệt canxi chiếm đến 35% giúp cải tạo đất, nâng độ pH thích hợp cho cây phát triển, chất Magie chiếm 8 – 15% giúp cây nâng cao hiệu suất quang hợp để tạo mủ, chất silic làm tơi xốp đất cùng các chất vi lượng giúp nâng cao chất lượng của mủ cao su.

Sử dụng phân bón Văn Điển cùng một lần bón cung cấp đầy đủ thỏa mãn tất cả các yếu tố dinh dưỡng mà cây cao su cần, nhà vườn không phải đầu tư thêm các loại phân bón khác mà vẫn nâng cao hiệu quả kinh tế./.