Quản lý thị trường: Sẵn sàng tâm thế song hành cùng nhiệm vụ mới

Việc thành lập Tổng cục Quản lý thị trường không phải là sự thay đổi từ Chi cục lên Cục, từ Cục lên Tổng cục mà quan trọng là mỗi cán bộ, thành viên của lực lượng quản lý thị trường phải nỗ lực hơn rấ

Trong Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của lực lượng Quản lý thị trường (QLTT), ông Cao Xuân Luật - Chi cục trưởng Chi cục QLTT Quảng Ninh cho biết, quyết định về cơ cấu chức năng, nhiệm vụ Tổng cục Quản lý thị trường đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng và chờ phê duyệt.

Do đó, phần lớn cán bộ QLTT đều rất quan tâm tới mô hình này. Tôi cũng vậy. Thủ tướng sắp ký phê duyệt cơ cấu chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục QLTT là tin vui, nhưng anh em cán bộ, công chức QLTT rất phân tâm, băn khoăn và trăn trở việc sáp nhập.

Bởi, mô hình Tổng cục QLTT khác với một số lực lượng thực thi kiểm tra khác, như hải quan. Cùng hoạt động tại địa bàn cửa khẩu nhưng lực lượng QLTT gặp nhiều khó khăn khi phải tới tận nơi để đấu tranh, kiểm tra sai phạm của doanh nghiệp. Ví dụ như, tại địa phương, thuế và QLTT là lực lượng quyết định thu thuế doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chưa kể, khi thuộc địa phương, lực lượng QLTT nhận được nhiều sự quan tâm về cơ sở vật chất, hỗ trợ về nguồn lực…

Khi lên Tổng cục, mỗi cán bộ, thành viên của lực lượng QLTT phải nỗ lực hơn rất nhiều để làm tốt nhất công việc của mình

Chia sẻ tâm tư này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, với trách nhiệm của cơ quan quản lý, Bộ Công Thương, cụ thể là Cục QLTT đã rất khẩn trương, tích cực triển khai các nhiệm vụ, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ và các đơn vị hữu quan để đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục QLTT. Dự kiến, đầu tuần tới, sẽ có kết quả chính thức của việc thành lập Tổng cục QLTT.

Thứ trưởng cho rằng, Tổng Cục QLTT nhằm mục đích cơ cấu, tổ chức lại bộ máy QLTT trong cả nước, từ đó tăng cường chức năng, tính phối hợp và hiệu quả của toàn lực lượng trong công tác chống buôn lậu, gian lân thương mại, hàng giả, hàng nhái trên phạm vi toàn quốc.

“Việc thành lập Tổng cục QLTT không phải là sự thay đổi từ Chi cục lên Cục, từ Cục lên Tổng cục mà quan trọng là chúng ta phải làm gì để tốt hơn những công việc mà chúng ta phải làm. Mỗi cán bộ QLTT cần phải ý thức rằng, khi là một thành viên của lực lượng QLTT, cần làm tốt nhất công việc của chúng ta, đặc biệt là việc phối hợp công tác với lực lượng QLTT địa phương, giữa QLTT với các lực lượng chức năng khác như công an, biên phòng, hải quan, cảnh sát biển… để hoàn thành nhiệm vụ được giao”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Sau một năm xây dựng, giải trình về cơ cấu chức năng, nhiệm vụ Tổng cục QLTT, hiện cơ bản đề án này đã “hoàn thành 99,9%”. Đầu tuần này, Bộ Công Thương đã gửi bản đề án cuối cùng lên Thủ tướng chờ phê duyệt.

Theo đề xuất sắp xếp bộ máy QLTT của Bộ Công Thương, Cục QLTT sẽ được nâng cấp lên Tổng cục, giảm 305 đội và sắp xếp lại 25 Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh. Riêng năm 2019, mục tiêu kiện toàn 38 cơ quan quản lý thị trường cấp tỉnh thành 19 cơ quan liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Rà soát, sắp xếp 25 Cục quản lý thị trường cấp tỉnh theo hướng khu vực liên tỉnh.

Ngoài ra, Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu, có phương án sắp xếp cho giai đoạn sau 2021 để tổ chức bộ máy của lực lượng quản lý thị trường tinh gọn, tinh giản biên chế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Hạ Vũ