Quy định xuất xứ trong các FTA là động lực phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngày 30/3/2016, Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) đã tổ chức Diễn đàn "Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong bối cảnh các Hiệp định thương mại t

Phát biểu chào mừng Diễn đàn, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho rằng, các FTA được ký kết sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho các ngành công nghiệp và thương mại của Việt Nam, trong đó có công nghiệp hỗ trợ. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong nước tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, giúp các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam trở nên đa dạng hơn cả về chủng loại và chất lượng.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương, hiện nay Việt Nam đã và đang tham gia 16 FTA, trong đó có một số FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu, FTA Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… Các FTA sẽ là cú huých mạnh để nâng cao kim ngạch xuất khẩu sản phẩm CNHT của Việt Nam, cơ hội để nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào rẻ hơn từ những quốc gia có chất lượng cao hơn.


Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ nước ta chưa phát triển cả về số lượng doanh nghiệp và tỷ lệ cung cấp linh phụ kiện cho các tập đoàn đa quốc gia đầu tư tại Việt Nam.

Nguyên nhân của những yếu kém này là do đầu tư của Nhà nước cho công nghệ hỗ trợ còn hạn chế, việc ưu đãi, thu hút đầu tư vào công nghệ phụ trợ hầu như chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn, trong khi các doanh nghiệp công nghệ phụ trợ thường có quy mô vừa và nhỏ.

Theo ôngKawada Atsusuke - Trưởng đại diện của Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Thương mại (JETRO) Hà Nội, tỷ lệ mua linh phụ kiện tại chỗ của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam năm 2015 là 32,1%. Nói chung là thấp so với tỉ lệ nôi địa hóa của doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Trung Quốc là 64,7%, Thái Lan là 55,5%, Indonesia là 40,5%, Malaysia là 36,0%.

Theo khuyến nghị của ông Atsusuke Kawada, Chính phủ Việt Nam cần có thêm nhiều chính sách cho việc nuôi dưỡng sự phát triển của ngành CNHT.

Còn theo GS. Phan Đăng Tuất - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp, cần phải hành động để cho ra những “đứa bé” công nghiệp hỗ trợ chứ không phải chỉ quan tâm đến những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã có. Các bộ, ban ngành cần nghiên cứu những “lồng ấp” để cho ra đời nhiều hơn nữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.