Sự gia nhập của Amazon vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam

ThS. Lưu Huỳnh (Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp)

TÓM TẮT:
Trong những năm qua, thương mại điện tử (TMĐT) đã dần dần khẳng định được vai trò của mình trong việc trao đổi thông tin, giao dịch mua bán qua mạng. Tính đến năm 2018, TMĐT đang có mức tăng trưởng trung bình là 25%. Với hơn 90 triệu dân, 70% số dân sử dụng internet và 45% sử dụng mạng xã hội trực tuyến là một thị phần quan trọng trong việc phát triển của nhiều “ông lớn” trên thế giới - Amazon. Bài viết sau đây sẽ khái quát tình hình thị trường TMĐT ở Việt Nam và bước ngoặt lớn khi Amazon gia nhập thị trường TMĐT Việt Nam.
Từ khóa: Thương mại điện tử, kinh doanh online, ineternet, Amazon.

I. Giới thiệu sơ lược về thị trường thương mại điện tử và ông lớn Amazon
Thương mại điện tử (TMĐT), còn gọi là E-commerce, E-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử nhưinternetvà các mạng máy tính. TMĐT dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. TMĐT hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại.
Amazon.com, Inc(NASDAQ: AMZN) là một công tythương mại điện tửđa quốc gia đóng tạiHoa Kỳ. Trụ sở chính tại thành phốSeattle,bang Washington, đây là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Hoa Kỳ, với doanh số bán hàng trên mạng Internet gấp gần ba lần so với doanh thu của hãng xếp hạng nhì trong cùng lĩnh vực Staples, Inc tại thời điểm tháng.
Có thể thấy, Amazon chẳng khác gì một trung tâm thương mại khi trên đó bạn có thể tìm kiếm nhiều món hàng khác nhau từ quần áo, đồ dùng gia đình, máy tính, đĩa CD, đồ chơi, đồ làm vườn cho đến trang sức, mỹ phẩm. Bạn gần như có thể mua tất cả mọi thứ trên Amazon.
Bên cạnh đó, một điều thú vị khác của Amazon là chính sách đánh giá, review sản phẩm. Điều quan trọng khi mua hàng trực tuyến chính là lòng tin với sản phẩm đó. Hiểu rõ điều này, Amazon luôn khuyến khích người dùng của mình review, nhận xét những sản phẩm họ đã mua. Nhờ vậy mà những người khác có thể biết rõ về những sản phẩm này. Khác hẳn với các trang thương mại điện tử còn lại, trên Amazon, người dùng luôn đưa ra những nhận xét chi tiết, cụ thể nhất. Do đó, khi bạn muốn mua một món hàng nào đó thì chỉ cần đọc qua những lời nhận xét là ít nhiều hiểu rõ chất lượng của sản phẩm.
Điều đặc biệt của Amazon không chỉ dừng lại ở đó nếu như bạn từng tìm hiểuAmazon là gì. Họ đã không ngừng sáng tạo và phát triển ra nhiều sáng chế độc đáo, ý nghĩa và đặc biệt là hữu ích đối với cuộc sống. Một số sáng chế, cải tiến tiêu biểu của Amazon có thể nhắc đến như việc họ quản lý hàng hóa, sản phẩm bằng hệ thống tự động và người máy. Hay như họ đang thử nghiệm việc giao hàng thông qua máy bay không người lái. Và đặc biệt hơn, họ đã phát triển thành công quy trình giao hàng siêu tốc, dựa trên dữ liệu lớn, để có thể tiến hành giao hàng trước khi khách hàng mua sản phẩm.
Hiện nay, chỉ sau hơn 10 năm, Amazon đã trở thành website thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới. Không những thế, câu chuyện của Amazon và giấc mơ của Jeff Bezos đã trở thành niềm cảm hứng của không ít người. Và ngay như ở Việt Nam chúng ta, trang thương mại điện tử Tiki cũng học tập từ Amazon. Có thể nói Amazon là một trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới hiện nay.
II. Tình hình thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam
1. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2016 Thị trường TMĐT Việt Nam 2016 có sự chuyển mình và không ít biến động so với năm 2015. Sau khoảng thời gian nhiều doanh nghiệp phất lên nhờ TMĐT nhưng bên cạnh đó một số công ty TMĐTphải đóng cửa hoặc bán tháo - chuyển nhượng sang ông lớn khác. Năm 2015, hàng loạt những doanh nghiệp TMĐT có tên tuổi như Beyeu.vn, Deca.vn, Cucre.vn… chia tay thị trường vì không thể chịu nổi áp lực cạnh tranh, chưa kể đến những doanh nghiệp nhỏ thì chưa ai hay biết. Khi những cái tên Việt Nam dần rơi rụng, đối trọng của các doanh nghiệp thương mại điện tử ngoại nay chỉ còn 2 cái tên sáng giá: Tiki và Adayroi.
Đồng thời một loạt trang thương mại điện tử mới ra - trang thương mại điện tử - của Thế giới Di động đang đi vào thử nghiệm. Vuivui.com sẽ theo mô hình Đại siêu thị online, hiện đang thử nghiệm bản beta và hiện chỉ giao hàng tại TP. HCM. Ngoài ra, một loạt “tay ngang” trong giới truyền thông, viễn thông cũng gia nhập thị trường sôi động này như VnExpress bán điện thoại, Viettel lập trang thương mại điện tử bán đặc sản…
2. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2017
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam có nhiều biến động lớn trong năm 2017. Mới chỉ tính đến 10/2, số lượng tên miền, tên shop khoảng 150, trong đó riêng Việt Nam có khoảng 1.600 trang web sử dụng.
Theo Kantar Worldpanel (2017), thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn thể hiện sức hút và tiềm năng phát triển rất lớn. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam thuộc top đầu thế giới với con số ổn định 35%/năm, chỉ đứng sau Thái Lan và Malaysia nhưng dẫn trước những quốc gia phát triển công nghệ như Trung Quốc, Hàn Quốc. 3. Năm 2018
Tình hình TMĐT trong năm qua tương đối có nhiều chuyển động sôi nổi, các hoạt động kinh doanh, buôn bán thông qua mạng trực tuyến không hề có dấu hiệu dừng lại mà được dự đoán sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2018. Năm 2018, giao dịch thông qua mạng xã hội sẽ tạo nên bước ngoặt mới trong hành vi mua sắm trực tuyến . Sự kết hợp giữa thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội đã tăng tương tác giữa người bán và người mua. Điều này dẫn đến việc các chủ đơn vị kinh doanh, shop bán hàng có thể nhận được nhiều đơn hàng từ các kênh mạng xã hội. 4 xu hướng được dự báo sẽ nổi lên trong suốt năm 2018. Đây là tiền đề cho doanh nghiệp đón đầu và thích ứng trong thời buổi thị trường thương mại điện tử cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Social commerce- Thương mại điện tử tương tác bùng nổ.
Công nghệ đồng hành logistics trong thời đại thương mại điện tử.
Tiếp thị người dẫn dắt dư luận được chú trọng (Key Opinion Leader - KOL).
Công nghệ đồng hành logistics trong thời đại thương mại điện tử.
III. Việc Amazon gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Amazon chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào ngày 14/3/2018 thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể bán hàng và xuất khẩu. Amazon sẽ khởi động một chương trình hợp tác cùng Hiệp hội Thương mại điện tử để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Thông qua chương trình này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm rõ cách thức để đưa hàng hóa của mình bán trên Amazon, xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ "nóng" hơn với sự gia nhập của Amazon và thật vinh dự khi Việt Nam là quốc gia thứ 2 ở Đông Nam Á sau Singapo được Amazon chọn lựa. Ông Gijae Seong, đại diện Amazon khẳng định ngày nay doanh nghiệp, cá nhân có thể ngồi tại Việt Nam nhưng vẫn có thể bán hàng qua thị trường Mỹ, châu Âu mà không cần có văn phòng, nhà kho tại những địa điểm đó. Nền tảng của Amazon có thể hỗ trợ những công việc này "đó là bán hàng toàn cầu". Khẳng định Amazon có trang thương mại thuộc top truy cập nhiều nhất, ông Gijae Seong tự tin sẽ cung cấp một thị trường mở, giúp các doanh nghiệp Việt có thể tiếp cận, xuất khẩu hàng hoá ra thế giới. Lần này, Amazon cung cấp dịch vụ Fulfillment by Amazon (FBA) cho doanh nghiệp. Tức là khi có đơn hàng, Amazonsẽ tự động đóng gói và vận chuyển cho khách. Việc của người bán chỉ là gửi hàng sang kho cho Amazon và những việc còn lại họ sẽ lo giúp bạn.
Việc Amazon cung cấp dịch vụ tại Việt Nam từ tháng 3/2018 được đánh giá là tín hiệu tốt cho thị trường thương mại điện tử. Theo đó, thị trường sẽ cạnh tranh hơn và người dân sẽ thuận tiện hơn trong mua bán hàng hóa. Đây được xem là cơ hội để sản phẩm của các doanh nghiệp Việt xuất khẩu hàng hóa qua hệ sinh thái của Amazon. Các mặt hàng “Made in Vietnam” nhờ đó có thể đến tay người tiêu dùng quốc tế một cách dễ dàng hơn.
Nhưng một trong các thách thức của Amazon tại thị trường Việt Nam là phải cạnh tranh với các đối thủ đã vào trước như Alibaba, JD, Rakuten và những tên tuổi khác. Đồng thời các mặt hàng sách in và sách điện tử như Kindle, một thế mạnh của Amazon, có thể gặp trở ngại ở Việt Nam vì chính phủ kiểm duyệt nội dung, mạng lưới phân phối các ấn phẩm rất chặt chẽ.
IV. Giải pháp thúc đẩy thị trường thương mại điện tử Việt Nam phát triển đồng bộ với sự gia nhập của Amazon
Thứ nhất, xây dựng được hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT, đặc biệt loại hình TMĐT DN - người tiêu dùng (B2C); thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi để giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt; áp dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch TMĐT. Cụ thể, xây dựng hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia; xây dựng giải pháp thẻ thanh toán TMĐT tích hợp; xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến hoạt động vận chuyển cho TMĐT; xây dựng hạ tầng chứng thực chữ ký số cho TMĐT. Bên cạnh đó, xây dựng các tiêu chuẩn trao đổi thông điệp dữ liệu trong TMĐT; xây dựng hệ thống đảm bảo lòng tin cho hoạt động mua sắm trực tuyến và cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến
Thứ hai, xây dựng thương hiệu trực tuyến. Phát triển các sản phẩm cũng là một giải pháp quan trọng. Trong đó, xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến để hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ triển khai ứng dụng TMĐT; xây dựng và duy trì sàn giao dịch TMĐT nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của các DN Việt Nam. Bên cạnh đó, hỗ trợ, nâng cao năng lực cho DN xuất khẩu tham gia các sàn giao dịch TMĐT uy tín trong nước và thế giới; xây dựng các giải pháp để phát triển ứng dụng TMĐT trên nền thiết bị di động và phát triển nội dung số cho TMĐT. Đồng thời, triển khai các chương trình, giải pháp để xây dựng thương hiệu trực tuyến cho các hàng hóa, dịch vụ chủ lực của Việt Nam; xây dựng đồng bộ giải pháp đáp ứng đơn hàng trực tuyến để các DN triển khai ứng dụng; xây dựng các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước và DN.
Thứ ba, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực. TMĐT đòi hỏi mối quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất, người phân phối, người tiêu thụ, các nhà công nghệ và cơ quan chính phủ. TMĐT bao gồm các giao dịch giữa DN với DN; giữa DN với người tiêu dùng, chủ yếu là trên thị trường bán lẻ; giữa DN và chính phủ trong việc mua sắm của các cơ quan nhà nước hay đấu thầu qua mạng và lập các website để cung cấp các dịch vụ công; giữa các cá nhân, những người tiêu dùng tự lập website hoặc thông qua các sàn giao dịch sẵn có để mua, bán, đấu giá hàng hóa Bởi vậy, phải đào tạo các chuyên gia tin học và phải phổ cập kiến thức về TMĐT; đồng thời tuyên truyền về lợi ích của TMĐT để từng bước thay đổi tập quán, tâm lý của người tiêu dùng từ chỗ chỉ quen mua sắm trực tiếp tại các siêu thị, các chợ chuyển sang mua sắm qua mạng.
Thứ tư, hoàn thiện môi trường pháp lý. Để TMĐT phát triển lành mạnh cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch TMĐT.
Thứ năm, đảm bảo an toàn cho các giao dịch TMĐT. TMĐT có nhiều tác động tích cực nhưng cũng có mặt trái là dễ bị các tin tặc phát tán các virút, tấn công vào các website; phát tán các thư điện tử, tin nhắn rác; đánh cắp tiền từ các thẻ ATM… Mặt khác, qua internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu như: mua bán dâm, ma túy, buôn lậu, bán hàng giả, hướng dẫn làm bom thư, làm chất nổ phá hoại, tuyên truyền kích động bạo lực…
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Báo cáo thương mại điện tử 2016 - Bộ Công Thương
2. Tạp chí Tài chính
3. Thời báo Tài chính Việt Nam

AMAZON'S ENTRY INTO THE E-COMMERCE MARKET IN VIETNAM

MA. LUU HUYNH

Faculty of Business Administration,  University of Economic and Technical Industries

ABSTRACT:

Over the years, e-commerce has gradually confirmed its role in the exchange of information and transactions online. In 2018, e-commerce is expected to grow on average of 25%. With more than 90 million people, 70% of internet users and 45% of online social networks are a significant market share in the expansion of many of well-known companies in the world. The following article will outline the situation of e-commerce market in Vietnam and the big turning point when Amazon joins the e-commerce market in Vietnam.

Keywords: Ecommerce, online business, ineternet, amazon.

Xem tất cả ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 5 + 6 tháng 4/2018 tại đây