Tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội - môi trường đến phát triển bền vững công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng

Tóm tắt:
Bài viết nhằm mục đích chỉ ra sự tác động của nhân tố thuộc về kinh tế - xã hội - môi trường tới phát triển bền vững công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành Xây dựng dân dụng (XDDD) ở Việt Nam. T

1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Phát triển CNHT ngành XDDD hiện nay rất cần thiết nhằm thúc đẩy quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Song, việc phát triển này không phải là nhất thời mà phải đảm bảo bền vững. Phát triển đi đôi với việc đảm bảo khai thác tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo môi trường, ổn định chính trị…

Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển bền vững (PTBV) cho các ngành như thương mại nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về phát triển bền vững CNHT ngành XDDD dựa trên 3 trụ cột chính là: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Đây chính là động lực để tác giả tiến hành nghiên cứu này.

Cấu trúc bài viết gồm có 6 phần chính: 1) Giới thiệu vấn đề nghiên cứu; 2) Cơ sở lý thuyết phát triển bền vững và mô hình nghiên cứu; 3) Phương pháp nghiên cứu; 4) Kết quả nghiên cứu; 5) Một số kiến nghị cho việc PTBV CNHT ngành XDDD; 6) Kết luận.

2. Cơ sở lý thuyết phát triển bền vững và mô hình nghiên cứu

Trên thực tế đã có nhiều quan điểm về PTBV như:

Quan niệm mới về PTBV được thể hiện trong cuốn“Không chỉ là tăng trưởng kinh tế. Nhập môn về phát triển bền vững” của Soubbotina (2005). Theo đó, “PTBV cũng có thể được gọi bằng một cách khác là phát triển “bình đẳng và cân đối”, có nghĩa là để duy trì sự phát triển mãi mãi, cần cân bằng giữa lợi ích của các nhóm người trong cùng một thế hệ và thực hiện điều này đồng thời trên cả ba lĩnh vực quan trọng có mối quan hệ qua lại với nhau: Kinh tế, xã hội và môi trường. Khái niệm này cho thấy thực chất của sự PTBV là sự bình đẳng, trong đó bình đẳng về cơ hội làm giàu là điểm được chú ý nhất. Khái niệm này đồng thời nhấn mạnh đến tính toàn diện các mục tiêu mà PTBV phải đạt được là hợp phần giao nhau của ba mục tiêu chính là kinh tế, xã hội và môi trường.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, đó là: “PTBV là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. PTBV cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Định nghĩa này đã đề cập cụ thể hơn về mối quan hệ ràng buộc giữa sự đáp ứng nhu cầu hiện tại với khả năng đáp ứng của thế hệ tương lai, thông qua lồng ghép quá trình sản xuất với các biện pháp bảo toàn tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường. Tuy vậy, định nghĩa này chưa đề cập được tính bản chất của các quan hệ giữa các yếu tố của PTBV và chưa đề cập đến các nhóm nhân tố cụ thể mà quá trình PTBV phải đáp ứng cùng một lúc, đó là các nhóm nhân tố tạo ra tăng trưởng kinh tế, nhóm nhân tố làm thay đổi xã hội, bao gồm thay đổi cả văn hóa và nhóm nhân tố tác động làm thay đổi tài nguyên, môi trường tự nhiên.

Như vậy, các khái niệm về PTBV đã thay đổi từ nghĩa hẹp liên quan chủ yếu đến vấn đề môi trường sang nghĩa rộng liên quan đến sự PTBV về kinh tế, xã hội, môi trường. Các khái niệm đều có ba đặc điểm chung: (i) điều kiện con người mong muốn, xây dựng một xã hội đáp ứng các nhu cầu chung của họ. (ii) điều kiện hệ sinh thái bền vững: hệ sinh thái duy trì khả năng hỗ trợ sự sống của con người và bản thân hệ sinh thái, (iii) tính bình đẳng: sự chia sẻ công bằng các lợi ích và gánh nặng - giữa các thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai.

Tác giả Ngô Doãn Vịnh (2006) đã đưa khái niệm phát triển tới ngưỡng cho phép. Theo đó, sự phát triển phải bảo đảm không phá hoại môi trường sống, đồng thời phải đem lại sự thịnh vượng về kinh tế cho đại đa số nhân dân, giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội. Mặc dù, chưa có một khái niệm chuẩn xác nhưng các học giả này đã cảnh báo về sự không lường trước được những khiếm khuyết của sự PTBV và cần cảnh giác với thực tiễn. Vì vậy, việc làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về PTBV vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để đưa nền kinh tế nước ta tới giàu có, thịnh vượng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Trên những cơ sở lý thuyết trên, tác giả phân tích PTBV trong CNHT ngành XDDD dựa trên 3 trụ cột chính: Kinh tế; Xã hội; Môi trường.

- Về mặt kinh tế: Một hệ thống bền vững về kinh tế phải theo đuổi con đường phát triển tăng thu nhập thực sự, tăng sản xuất xã hội, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng nhanh, ổn định, hiệu quả. Mức độ bền vững về kinh tế bị chi phối bởi tính hữu ích, chi phí đầu vào, chi phí khai thác, chế biến và nhu cầu đối với sản phẩm, có thể tạo ra hàng hóa và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của Chính phủ và nợ nước ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

- Về mặt xã hội: Một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đảm bảo không có xung đột, xáo trộn, rối loạn, huy động tối đa các nguồn lực cho quá trình phát triển, đạt được sự công bằng trong phân phối, giải quyết tốt các vấn đề về việc làm, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục, bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi công dân.

- Về Môi trường: Một hệ thống bền vững về môi trường phải duy trì nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực không tái tạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ. Điều này bao gồm việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác mà thường không được coi như các nguồn lực kinh tế.

Hình 1: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn



Nhân tố thuộc thị trường: gồm 5 biến quan sát

Thị trường 1: Thị trường tiêu thụ các sản phẩm VLXD có sự tăng trưởng một cách ổn định và PTBV.

Thị trường 2: Các DN luôn chủ động trong việc tìm kiếm thị trường mới

Thị trường 3: Các DN chú trọng đảm bảo uy tín và chất lượng sản phẩm để luôn duy trì khách hàng.

Thị trường 4: Các DN thực hiện tốt các biện pháp quảng bá, tiếp thị sản phẩm để mở rộng thị trường.

Thị trường 5: Nhà nước có các biện pháp vĩ mô tốt nhằm ổn định thị trường và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Nhân tố thuộc nguồn nhân lực: gồm 5 biến quan sát

Nguồn nhân lực 1: Nguồn nhân lực phổ thông phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là dồi dào.

Nguồn nhân lực 2: Nguồn nhân lực phổ thông phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có chất lượng tốt.

Nguồn nhân lực 3: Người lao động nhiệt tình, hài lòng với công việc hiện tại.

Nguồn nhân lực 4: Nguồn nhân lực chất lượng cao nhiều và dễ dàng tiếp cận, thu hút về làm việc tại DN.

Nguồn nhân lực 5: DN có sự chủ động trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Nhân tố thuộc cơ sở hạ tầng: gồm 5 biến quan sát

Cơ sở hạ tầng 1: Cơ sở hạ tầng đảm bảo tốt việc sản xuất và kinh doanh VLXD.

Cơ sở hạ tầng 2: Cơ sở hạ tầng thuận lợi cho khách hàng tiếp cận, lựa chọn sản phẩm VLXD.

Cơ sở hạ tầng 3: Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiệu quả và nhận được sự quan tâm của Nhà nước.

Cơ sở hạ tầng 4: DN dễ dàng tìm kiếm được địa điểm đáp ứng được các yêu cầu tại các KCN, KKT tại các địa phương.

Cơ sở hạ tầng 5: DN luôn chú trọng yếu tố thuận lợi về cơ sở hạ tầng trước và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhân tố thuộc vốn: gồm 5 biến quan sát

Vốn1: Nguồn vốn tự có của DN CNHT ngành XDDD là tốt.

Vốn 2: DN được hỗ trợ nhiều về lãi suất vay vốn.

Vốn 3: DN dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng.

Vốn 4: DN có khả năng huy động được đa dạng các nguồn lực tài chính.

Vốn 5: DN được tiếp cận dễ dàng với các thông tin về hệ thống tài chính.

Nhân tố thuộc khoa học công nghệ: gồm 5 biến quan sát

KHCN 1: Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thân thiện môi trường.

KHCN 2: Dây chuyền công nghệ sản xuất của DN được ứng dụng nhiều KHCN.

KHCN 3: DN có sự đầu tư và quan tâm tới việc ứng dụng KHCN.

KHCN 4: Việc ứng dụng triệt để KHCH giúp sản phẩm tạo được lợi thế cạnh tranh và hạn chế ô nhiễm.

KHCN 5: DN được tạo nhiều điều kiện để tiếp cận với KHCN tiên tiến trong sản xuất.

Nhân tố thuộc chính sách phát triển: gồm 5 biến quan sát

Chính sách 1: Chính sách được xây dựng là phù hợp với chiến lược phát triển của các DN CNHT.

Chính sách 2: Các quy định, tiêu chuẩn về môi trường là cao.

Chính sách 3: Chính sách hỗ trợ DN là thỏa đáng (vốn, lãi suất, thuế…).

Chính sách 4: Chính sách đầu tư của Nhà nước là thiết thực.

Chính sách 5: Sự phối hợp giữa chính sách kinh tế và chính sách môi trường được coi trọng.

Nhân tố thuộc quan hệ liên kết: gồm 5 biến quan sát

Quan hệ liên kết 1: Sự hội nhập sâu của Việt Nam với thế giới giúp các DN tiếp cận được nhiều nguồn nguyên liệu chất lượng, giá rẻ.

Quan hệ liên kết 2: Quá trình hội nhập cũng tạo cơ hội phát triển các thị trường tại các nước trong khu vực.

Quan hệ liên kết 3: Việc Việt Nam tham gia các tổ chức thương mại giúp các DN dễ nắm bắt thông tin thị trường quốc tế.

Quan hệ liên kết 4: Dễ dàng tiếp cận hơn với các cơ hội thu hút đầu tư vào hoạt động sản xuất VLXD.

Quan hệ liên kết 5: Quá trình hội nhập cũng tạo áp lực cạnh tranh của DN ngày càng lớn.

Nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên: gồm 5 biến quan sát

Điều kiện tự nhiên 1: Vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động trao đổi mua bán VLXD và nguyên liệu sản xuất.

Điều kiện tự nhiên 2: Tài nguyên thiên nhiên khoáng sản trong nước phong phú và đa dạng.

Điều kiện tự nhiên 3: Tài nguyên thiên nhiên khoáng sản có chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất.

Điều kiện tự nhiên 4: Công nghệ khai thác tài nguyên thiên nhiên hiện đại và hiệu quả.

Điều kiện tự nhiên 5: Tài nguyên thiên nhiên và hoạt động khai thác đảm bảo tốt cho sản xuất của các DN.

Nhân tố thuộc Chính trị - Văn hóa - Xã hội: gồm 5 biến quan sát

Chính trị - Văn hóa 1: Môi trường chính trị luôn ổn định.

Chính trị - Văn hóa 2: Tình hình kinh tế vĩ mô có ổn định.

Chính trị - Văn hóa 3: Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam ảnh hưởng tốt tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính trị - Văn hóa 4: Tỷ giá hối đoái luôn được điều hành linh hoạt.

Chính trị - Văn hóa: Hoạt động kinh doanh chưa được đảm bảo về an ninh.

Phát triển bền vững CNHT ngành XDDD: gồm 4 biến phụ thuộc

Phát triển 1: DN có đầy đủ điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm VLXD trong thời gian tới.

Phát triển 2: DN sẽ tiếp tục đầu tư vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm CNHT cho ngành XDDD trong thời gian tới.

Phát triển 3: DN tin tưởng vào hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển CNHT ngành XDDD của Nhà nước.

Phát triển 4: Tin tưởng vào sự phát triển của CNHT ngành XDDD của Việt Nam trong thời gian tới.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết (Huysamen, 1990). Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Trong nghiên cứu này, sau khi tiến hành khảo sát đối tượng làm việc tại các vị trí lãnh đạo như Ban Giám đốc hay Trưởng/Phó phòng tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh VLXD, tác giả tiến hành công việc tổng hợp dữ liệu và sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS để thực hiện công việc phân tích.

Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm, do vậy để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) đánh giá mức độ hài lòng đối với từng yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của CNHT và đánh giá về sự phát triển của CNHT ngành XDDD, tác giả quy ước:

- Mean < 3.00: Mức thấp

- Mean = 3.00 – 3.24: Mức trung bình

- Mean = 3.25 – 3.49: Mức trung bình khá

- Mean = 3.50 – 3.74: Mức khá cao

- Mean = 3.75 – 3.99: Mức cao

- Mean > 4.00: Mức rất cao

Thống kê suy luận cho phép các nhà nghiên cứu suy luận dữ liệu từ mẫu nghiên cứu khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến, sự khác biệt trong một biến giữa các nhóm mẫu khác nhau và giải thích mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (Sekaran, 2000). Nghiên cứu này cũng sử dụng để thống kê suy luận, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

3.2. Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Độ tin cậy là mức độ mà thang đo được xem xét là nhất quán và ổn định (Parasuraman, 1991). Hay nói cách khác, độ tin cậy của một phép đo là mức độ mà phép đo tránh được sai số ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này, để đánh giá độ tin cậy (reliability) của từng thang đo, đánh giá độ phù hợp của từng mục hỏi (items) hệ số tương quan alpha của Cronbach (Cronbachs Coefficient Alpha) được sử dụng.

- Hệ số Cronbachs alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item và tính tương quan điểm của từng item với điểm của tổng các items còn lại của phép đo.

- Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được.

- Khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item nào có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những item có độ tin cậy bảo đảm (Nguyễn Công Khanh, 2005), các item có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo.

3.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Được sử dụng để kiểm tra tính đơn hướng của các thang đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) và độ giá trị cấu trúc của phép đo (Nguyễn Công Khanh, 2005).

- Tính đơn hướng của thang đo được định nghĩa là sự tồn tại của chỉ một khái niệm (construct) trong một tập biến quan sát (Garver & Mentzer, 1999), đó là mức độ mà một tập biến quan sát biểu thị cho một và chỉ một khái niệm tiềm ẩn duy nhất.

- Độ giá trị cấu trúc (construct validity) gồm hai thành phần là độ giá trị hội tụ (convergent validity) và độ giá trị phân biệt (discriminant validity). Độ giá trị hội tụ liên quan đến câu hỏi “Các biến đo lường dùng để đo một khái nhiệm tiềm ẩn có hội tụ về mặt thống kê hay không” (Garver & Mentzer, 1999), Độ giá trị phân biệt biểu thị phạm vi đo lường những khái niệm khác nhau thì khác nhau.

- Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng phương pháp principal components với phép varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue > 1 được sử dụng. Trong quá trình phân tích EFA các items, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn là các item phải có hệ số tải nhân tố (factor loading) >0.4, tổng phương sai trích > 50% (Gerbing & Anderson, 1998 dẫn theo Trần Thị Kim Loan, 2009), hệ số của phép thử KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adeqacy) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2000) và phép thử Bartlett (bartlett Test of Sphericity) phải ở mức có ý nghĩa.

3.4. Phân tích hồi quy

Sau khi thang đo của các yếu tố được kiểm định, bước tiếp theo sẽ tiến hành chạy hồi quy tuyến tính và kiểm định với mức ý nghĩa 5% theo mô hình :

Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3+ … + βi*Xi

Trong đó:

Y: Đánh giá về khả năng phát triển CNHT cho ngành XDDD trong tương lai

Xi: các yếu tố tác động đến sự phát triển của CNHT cho ngành XDDD

β0: hằng số

βi: các hệ số hồi quy (i > 0)

Kết quả từ mô hình sẽ giúp ta xác định được yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của CNHT cho ngành XDDD hiện tại, từ đó lựa chọn các giải pháp hợp lý để có thể đẩy mạnh sự phát triển trong tương lai..

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo

Bảng 1: Cronbach’s Alpha của các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD.

Bảng 1: Cronbach’s Alpha của các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD.

Thang đo

Biến quan sát

Tương quan biến tổng

 Cronbach-alpha nếu loại biến

Thị trường:

Cronbach-alpha= 0.881

ThiTruong1

0.804

0.834

ThiTruong2

0.618

0.877

ThiTruong3

0.605

0.881

ThiTruong4

0.735

0.850

ThiTruong5

0.822

0.830

Thang đo

Biến quan sát

Tương quan biến tổng

 Cronbach-alpha nếu loại biến

Nguồn nhân lực:

Cronbach-alpha= 0.861

NguonNhanLuc1

0.696

0.829

NguonNhanLuc2

0.628

0.848

NguonNhanLuc3

0.696

0.830

NguonNhanLuc4

0.654

0.841

NguonNhanLuc5

0.754

0.814

Thang đo

Biến quan sát

Tương quan biến tổng

 Cronbach-alpha nếu loại biến

Cơ sở hạ tầng:

Cronbach-alpha= 0.830

CSHT1

0.563

0.813

CSHT2

0.677

0.781

CSHT3

0.602

0.803

CSHT4

0.613

0.800

CSHT5

0.684

0.780

Thang đo

Biến quan sát

Tương quan biến tổng

 Cronbach-alpha nếu loại biến

Vốn:

Cronbach-alpha= 0.842

Von1

0.658

0.807

Von2

0.634

0.815

Von3

0.707

0.793

Von4

0.685

0.800

Von5

0.560

0.832

Thang đo

Biến quan sát

Tương quan biến tổng

 Cronbach-alpha nếu loại biến

Khoa học công nghệ: Cronbach-alpha= 0.867

KHCN1

0.719

0.832

KHCN2

0.712

0.834

KHCN3

0.653

0.848

KHCN4

0.663

0.847

KHCN5

0.714

0.834

Thang đo

Biến quan sát

Tương quan biến tổng

 Cronbach-alpha nếu loại biến

Chính sách phát triển: Cronbach-alpha= 0.866

ChinhSach1

0.731

0.827

ChinhSach2

0.696

0.837

ChinhSach3