Thái Nguyên quyết liệt trong cuộc chiến chống buôn lậu thuốc lá

Thực hiện Văn bản số 261/VPTT-TH ngày 09/10/2015 củaVăn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ v

Trên thực tế, Thái Nguyên là tỉnh trung du, miền núi không có đường biên giới nên không có tình trạng nhập lậu thuốc lá điếu. Tuy nhiên, các đối tượng với nhiều thủ đoạn tinh vi, mỗi lần chỉ thực hiện vận chuyển với số lượng ít nhằm che mắt các cơ quan chức năng. Mặt khác, thị trường thuốc lá Thái Nguyên chủ yếu tiêu thụ dưới hình thức bán lẻ tập trung tại các khu đô thị, các nhà hàng, khách sạn và khu du lịch, lợi dụng được điều này, các đối tượng đã mang vào tiêu thụ trong địa bàn tỉnh từ các nguồn hàng chủ yếu được vận chuyển vào từ các tỉnh lân cận, hoạt động bán lẻ không bày bán công khai nên cũng gây ra nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng.

Theo Báo cáo tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện Chỉ thị 30 của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức quán triệt sâu rộng các Ngành thành viên và Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố, thị xã, xây dựng nhiều kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Việc thống kê các diện hộ kinh doanh, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc lá trên địa bàn để thuận lợi cho các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm cũng được chú trọng.

Nhờ đó, công tác thực hiện Chỉ thị 30 của Ban Chỉ đạo 389 đã đạt được những kết quả tích cực như sau: Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thái Nguyên đã kiểm tra 34 vụ, đã xử lý 28 vụ với 35 đối tượng vi phạm. Số tiền phạt vi phạm hành chính lên tới hơn 80 triệu đồng, trị giá hàng hóa bị tịch thu là 37.620.000 đồng. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý đã tiêu hủy được 1.254 bao thuốc lá ngoại nhập lậu.

Đồng thời, Ban chỉ đạo 389 cũng chủ động phối hợp với cơ quan Báo, Đài truyền hình và các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân địa phương, các thành phần kinh doanh về các quy định của pháp luật trong kinh doanh thương mại, dịch vụ và kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Công tác chống buôn lậu thuốc lá giả ở Thái Nguyên đã bước đầu thành công.Tuy nhiên, để có thể ngăn chặn tận gốc việc này, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thái Nguyên cũng có một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương.

Thứ nhất,Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính cần phối hợp với nhau để cùng xây dựng kế hoạch, phương án tập trung quyết liệt chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm an toàn thực phẩm nhập lậu qua biên giới để giảm thiểu tối đa các loại hàng hóa này đưa vào tiêu thụ trong nội địa;

Thứ hai, các ngành liên quan cần triển khai thực hiện đồng bộ chỉ đạo của Chính phủ tại Văn bản số 4565/VPCP-V.I ngày 19/6/2014 vềviệc chống buôn lậu thuốc lá; Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ ba, việc vỏ bao thuốc lá, các vỏ tút thuốc lá, các hình ảnh thuốc lá nhập ngoại vẫn còn được trưng bày tràn lan trên thị trường là cơ hội để những đối tượng tiếp tục thực hiện buôn lậu thuốc lá giả. Vì vậy, các cơ quan, ban ngành nên có các quy định nghiêm cấm và xử lý hành vi trên trong mọi hình thức kinh doanh, dịch vụ

Cuối cùng, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thái Nguyên cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định số 131/2002/QĐ-BTC và Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán hóa đơn đối với các hộ kinh doanh nhằm tránh trường hợp lợi dụng hóa đơn hợp thức cho hàng hóa nhập lậu trên thị trường.