Thu hồi và xử lý các sản phẩm thải bỏ

Ngày 9/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg quy định về thu hồi và xử lý các sản phẩm thải bỏ. Theo đó từ ngày 01/01/2015, nhiều thiết bị điện tử, điện dân dụng và công

Theo các chuyên gia, đèn compact có cấu tạo là ống thủy tinh, mặt trong ống có phủ lớp bột huỳnh quang với thành phần chủ yếu là hợp chất phốt pho, hơi thủy ngân và khí trơ (acgon, kripton). Bột phốt pho, khi tiếp xúc trực tiếp với da người có thể gây bỏng phốt pho, nếu không vệ sinh đúng cách sẽ bị nhiễm trùng, gây lở loét hoặc hoại tử. Thủy ngân trong bóng đèn compact được sử dụng ở dạng nguyên tố, khi hít vào sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu, đến thận, gan, hệ thần kinh trung ương… gây tổn thương. Nên đèn compact được khuyến nghị sử dụng và xử lý lúc thải bỏ đúng cách. Trong trường hợp người tiêu dùng sử dụng, không may để bóng bị nứt và vỡ thì thủy ngân, bột phốt pho trong bóng sẽ thoát ra ngoài, gây hại cho môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Trong quá trình xử lý bóng đèn hỏng, những bộ phận có thể tái chế gồm vỏ thủy tinh, hạt Amalgam, đuôi đèn… Dù vậy cũng chỉ những đơn vị có trách nhiệm mới được phép thu gom, tái chế, người sử dụng không được tự ý đập vỡ bóng đèn hoặc tùy tiện xử lý nhằm tránh nguy cơ phát tán thủy ngân ra ngoài môi trường.

Theo bà Lloly - Yana de Jesus, chuyên gia quốc tế đến từ Philipines, với những tính chất đặc thù như: Dễ vỡ, trọng lượng nhỏ, không còn giá trị tồn dư khi hỏng, chi phí thu gom và tái chế lớn hơn giá trị sản phẩm…, việc thu gom và tái chế bóng đèn thải rất khác so với các sản phẩm điện tử khác, do đó, cần phải có giải pháp và mô hình vận hành đặc biệt.

Do vậy, Việt Nam phải triệt để áp dụng cơ chế EPR - áp trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm thải loại có tính độc hại - bằng việc bắt buộc các nhà sản xuất, nhập khẩu phải chịu trách nhiệm thiết lập các điểm thu hồi, xử lý các sản phẩm điện, điện tử sau khi thải bỏ (trong đó có bóng đèn compact, huỳnh quang) phù hợp quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường Việt Nam.

Để xử lý hiệu quả chất thải bóng đèn compact, huỳnh quang tại Việt Nam, một mặt cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở cho việc xử lý chất thải bóng đèn. Mặt khác, thúc đẩy việc tái chế, tận dụng các vật liệu cấu thành bóng đèn huỳnh quang bằng cách thu gom, phân loại và tái chế theo yêu cầu.

Cùng với đó, để công tác bảo vệ môi trường thực hiện hiệu quả, cần thiết phải chú trọng đến vấn đề quản lý thị trường dịch vụ xử lý bóng đèn thải nhằm tránh cho doanh nghiệp những rủi ro, cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường của các đơn vị sản xuất.